Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ bị lây bệnh?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thanh Nga - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ có 10 năm làm việc trong lĩnh vực nhãn khoa.

Nhiều người cho rằng nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ bị lây bệnh, tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm. Chúng ta chỉ có thể lây đau mắt đỏ nếu tiếp xúc với virus, vi khuẩn gây bệnh. Chỉ cần có phương án dự phòng thì vẫn có thể sinh hoạt chung với người bệnh.

1. Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở mắt, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa.

Kết mạc là lớp màng bọc đằng sau mi mắt và trên bề mặt nhãn cầu. Đau mắt đỏ là quá trình viêm của kết mạc đặc trưng bởi dấu hiệu đỏ mắt và xuất tiết (rỉ mắt).

Đau mắt đỏ có các dấu hiệu nhận biết khá dễ như:

  • Sưng, đỏ ở 1 hoặc cả 2 mắt (có thể sưng tấy mí mắt).
  • Ngứa 1 hoặc cả 2 mắt.
  • Mắt có cảm giác hơi cộm, như có sạn ở trong mắt.
  • Mắt bị rỉ dịch, khi thức dậy mắt khó mở do rỉ mắt dính chặt.
  • Người bệnh có thể bị sốt nhẹ, thấy đau họng, nổi hạch dưới cằm.

Đau mắt đỏ không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nếu chú ý chăm sóc, điều trị mắt theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa. Để bệnh nhanh khỏi, bạn có thể tìm hiểu nguyên nhân, cách thức lây để kiểm soát cũng như phòng ngừa bệnh tốt hơn.

2. Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ có thể chia làm 2 nhóm:

  • Nhiễm khuẩn: Do virus, vi khuẩn, vi nấm.
  • Không nhiễm khuẩn: Dị ứng, hóa chất, giảm bài tiết nước mắt gây khô mắt.

Loại virus gây ra chứng đau mắt đỏ có thể sống trên mặt phẳng, ngoài môi trường 2 ngày. Do vậy nếu tay người bệnh chạm vào mắt rồi chạm vào những đồ dùng công cộng, dùng chung khăn mặt, bát đũa, tiếp xúc trực tiếp với người khác...thì khả năng lây nhiễm cho cộng đồng rất cao.

Đau mắt đỏ thường gặp vào mùa hè đến cuối thu, khi thời tiết chuyển mùa độ ẩm không khí cao làm tăng khả năng lây lan bệnh, bệnh dễ bùng phát thành dịch.

Xem thêm: Nhỏ thuốc đúng cách để đau mắt đỏ 1 bên không lây sang mắt còn lại

đau mắt trẻ nhỏ
Đau mắt đỏ thường gặp vào mùa hè đến cuối thu, khi thời tiết chuyển mùa

3. Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Đau mắt đỏ lây qua các đường như:

  • Tiếp xúc với chất tiết từ người bệnh (ghèn mắt, rỉ mắt, nước bọt, nước mắt) đều là nguồn lây nhiễm khá mạnh.
  • Lây nhiễm qua đường hô hấp: Giọt nước bọt, nước mũi bắn trong không khí.
  • Tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của bệnh nhân: khăn mặt, khăn tắm, dùng chung cốc nước, bát đũa...
  • Qua đường quan hệ tình dục.
  • Tiếp xúc gián tiếp qua cầm, nắm, chạm vào những vật dụng bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh như tay nắm cửa, đồ chơi, nút bấm cầu thang.

Rất nhiều người lầm tưởng rằng “Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ bị lây bệnh”. Tuy nhiên các chuyên gia nhãn khoa đã khẳng định không có chuyện đó.

Việc nhìn vào mắt nhau không thể lây bệnh vì nguyên nhân gây bệnh là do virus, vi khuẩn gây ra, có thể lây qua nhiều đường nhưng nguy hiểm và nhanh nhất là lây qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho hay nói chuyện, mũi miệng sẽ bắn ra những hạt nước có mang virus và lây sang cho người không mắc bệnh. Do vậy đeo kính không loại trừ hết nguy cơ lây đau mắt đỏ mà chỉ giảm thiểu khả năng lây, bệnh nhân nên chủ động đeo thêm khẩu trang khi có các bệnh lý hô hấp để tránh lây lan cho mọi người xung quanh.

Người bị đau mắt đỏ có thể lây cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng (lây bệnh trong thời kỳ ủ bệnh). Thậm chí người đã khỏi đau mắt đỏ vẫn có thể lây cho người khác trong vòng 1 tuần.

Xem thêm: Bị đau mắt đỏ bao lâu sẽ khỏi hẳn?

đau mắt đỏ
Không hề có chuyện "Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ sẽ bị lây bệnh"

4. Cách phòng tránh lây bệnh

Đau mắt đỏ là bệnh lý dễ lây lan nên cần đặc biệt cẩn thận trong việc tiếp xúc với người bệnh và phòng tránh lây bệnh.

  • Không dùng chung đồ cá nhân (khăn mặt, bát đũa, bàn chải, đồ chơi, điện thoại, gối, mỹ phẩm, thuốc nhỏ mắt...v.v.) với người bệnh.
  • Lau rửa và sát khuẩn những khu vực sinh hoạt chung như bàn ghế, tay nắm cửa, sàn nhà.
  • Sau khi sờ vào những vật dụng chung có khả năng lây virus nên chủ động rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, tránh đưa lên chạm mắt, mũi miệng, cầm nắm đồ ăn.
  • Tránh sinh hoạt vợ chồng nếu 1 trong 2 người nhiễm bệnh.
  • Người bệnh nên hạn chế dụi mắt, sát khuẩn kính mắt hàng ngày, không đeo kính áp tròng, tránh những nơi đông người, đeo khẩu trang để tránh lây cho người xung quanh.
  • Phơi quần áo, khăn mặt dưới ánh nắng, giữ nhà cửa thông thoáng sạch sẽ.

Lời khuyên từ bác sĩ: Đau mắt đỏ là bệnh lý gây nhiều biểu hiện khó chịu, dễ lây nhiễm nếu không được khám và điều trị hợp lý sẽ có thể gây ra các biến chứng làm ảnh hưởng đến chức năng thị giác cũng như các biểu hiện khó chịu kéo dài. Bởi vậy người bệnh nên đến khám chuyên khoa Mắt sớm để được điều trị phù hợp, kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

236.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Dexinacol
    Công dụng thuốc Dexinacol

    Chứa thành phần chính là Cloramphenicol và Dexamethasone natri phosphat với hàm lượng tương ứng là 20mg và 5mg. Thuốc được chỉ định chủ yếu để điều trị một số tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng ở vùng mắt.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Thuốc Loxone
    Công dụng thuốc Loxone Eye

    Thuốc Loxone Eye có công dụng điều trị một số bệnh lý về tai và mắt. Tuy nhiên Loxone Eye có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, vì vậy người bệnh cần dùng thuốc theo ...

    Đọc thêm
  • vacosulfa b
    Công dụng thuốc Vacosulfa-B

    Vacosulfa B là thuốc nhỏ mắt bán theo đơn, dùng trong các trường hợp viêm kết mạc, loét giác mạc, đau mắt hột, nhiễm khuẩn Chlamydia. Để hiểu rõ hơn về Vacosulfa B là thuốc gì, công dụng, cách dùng ...

    Đọc thêm
  • Cloramed
    Công dụng thuốc Cloramed

    Cloramed là một loại kháng sinh được chỉ định dùng khi bị nhiễm khuẩn. Để dùng kháng sinh Cloramed an toàn, cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Cùng tìm hiểu rõ hơn thuốc Cloramed có tác dụng gì? ...

    Đọc thêm
  • agicloram
    Công dụng thuốc Agicloram

    Agicloram là thuốc thuộc nhóm điều trị mắt, tai - mũi - họng, các trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm. Để hiểu rõ hơn về thành phần, cách dùng và công dụng thuốc Agicloram, mời bạn ...

    Đọc thêm