Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ có thai kỳ 35-37 tuần và phác đồ điều trị

Bài viết bởi Bác sĩ Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Sự lây truyền liên cầu khuẩn nhóm B từ mẹ sang con chủ yếu xảy ra trong quá trình chuyển dạ hoặc khi ối vỡ sớm. Hiện nay, với việc áp dụng phác đồ điều trị kháng sinh dự phòng dựa vào kết quả cấy tầm soát bệnh phẩm từ dịch âm đạo ở phụ nữ khi thai kỳ ở tuổi thai 35-37 tuần, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn và tử vong do bệnh lý này giảm đi đáng kể.

Liên cầu khuẩn nhóm B (Streptococcus agalactiae hay Group B streptococcus (GBS) là vi khuẩn được coi như tác nhân gây nhiễm khuẩn sơ sinh với tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất tại Mỹ. Từ những năm 1970, bệnh chiếm tỷ lệ là 30-40% và lên đến 50% trong những năm 1980, các trường hợp nhiễm trùng sơ sinh là do GBS. Tỷ lệ trẻ nhiễm GBS khoảng 1,5 trẻ /1000 trẻ đẻ sống trong số này có khoảng 10% số trẻ sơ sinh được chẩn đoán nhiễm GBS sẽ tử vong.

1. Cơ chế và khả năng gây bệnh của GBS

Liên cầu khuẩn nhóm B thuộc chi Streptococcus, là một vi khuẩn Gram dương, thường gặp ở đường tiêu hóa và đường sinh dục của người phụ nữ, thường không gây ra triệu chứng bệnh (người lành mang vi khuẩn).

  • Ở người bình thường: GBS có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Ở phụ nữ mang thai: Ở người phụ nữ khi chuyển dạ qua các tổn thương đường sinh dục GBS xâm nhập và gây bệnh như GBS gây viêm niêm mạc tử cung sau đẻ.
  • Ở trẻ sơ sinh: Do vi khuẩn có khả năng tổng hợp prostaglandin E2 gây nên viêm màng ối và gây nhiễm khuẩn sơ sinh sớm như sảy thai, thai chết lưu, vỡ ối sớm, đẻ non. Nhiễm từ mẹ trong quá trình chuyển dạ do thai hít hay nuốt dịch ối, dịch âm đạo, các tổn thương da ở trẻ khi đi qua ống đẻ. Bệnh xảy ra trong những tháng đầu đời của trẻ với bệnh cảnh lâm sàng thường gặp là nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm não – màng não, viêm tủy xương... dẫn tới tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề.
Trẻ sinh non 36 tuần
Liên cầu khuẩn nhóm B có thể gây viêm màng ối và nhiễm khuẩn sơ sinh sớm

2. Chiến lược dự phòng

Chiến lược dự phòng bao gồm: Xét nghiệm sàng lọc cấy GBS từ bệnh phẩm dịch âm đạo hay xét nghiệm nước tiểu ở phụ nữ khi thai kỳ ở tuổi thai 35-37 tuần nhằm phát hiện các đối tượng nguy cơ và sử dụng kháng sinh dự phòng trong chuyển dạ với đối tượng này.

Một số nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả to lớn từ việc sử dụng kháng sinh dự phòng như:

  • Giảm 21% tỷ lệ bệnh lý nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở mẹ.
  • Giảm tỷ lệ lây truyền dọc từ mẹ sang con dẫn đến giảm 70% bệnh lý nhiễm trùng sơ sinh sớm.

3. Kháng sinh dự phòng GBS trong chuyển dạ theo khuyến cáo của CDC 2010

Chỉ định tiêm kháng sinh dự phòng GBS:

  • Tiền sử sinh con nhiễm GBS.
  • Có GBS trong bệnh phẩm dịch âm đạo hay nước tiểu trong thai kỳ này.
  • Sàng lọc GBS trong bệnh phẩm dịch âm đạo dương tính ở tuần thai 35-37.
  • Không rõ tình trạng nhiễm GBS khi chuyển dạ và một trong các triệu chứng:
  1. Chuyển dạ trước 37 tuần
  2. Vỡ ối ≥ 18 giờ
  3. Nhiệt độ ≥ 380C

Không có chỉ định kháng sinh dự phòng GBS:

  • Có biểu hiện nhiễm GBS thai kỳ trước (trừ khi có chỉ định tiêm phòng ở thai kỳ này).
  • Có GBS trong bệnh phẩm dịch âm đạo hay nước tiểu thai kỳ trước (trừ khi có chỉ định tiêm phòng ở thai kỳ này).
  • Sàng lọc GBS dịch âm đạo âm tính, bất kể có yếu tố nguy cơ trong chuyển dạ hay không.
  • Đẻ mổ khi màng ối còn nguyên vẹn, bất kể tình trạng nhiễm GBS hay tuổi thai.

Kháng sinh dự phòng trong chuyển dạ:

  • Penicillin là lựa chọn đầu tay, có thể dùng ampicillin thay thế.
  • Sản phụ dị ứng nhẹ với penicillin có thể thay thế bằng cefazolin.
  • Nếu dị ứng mạnh với penicillin có thể thay thế bằng vancomycin hoặc clindamycin.
Phụ nữ mới mang thai nên chọn loại sắt nào
Penicillin là lựa chọn đầu tay, có thể dùng ampicillin thay thế

4. Kết quả cấy tầm soát Liên cầu nhóm B (GBS) từ bệnh phẩm dịch âm đạo ở phụ nữ có thai kỳ với tuổi thai 35-37

Từ tháng 1/2019 đến tháng 12 /2019, Phòng xét nghiệm vi sinh của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng đã thực hiện nuôi cấy tầm soát Liên cầu nhóm B (GBS) từ 1172 mẫu bệnh phẩm dịch âm đạo ở phụ nữ có thai kỳ với tuổi thai 35-37 tuần.

Kết quả có 193 mẫu bệnh phẩm phân lập vi khuẩn Liên cầu nhóm B (GBS). Chiếm một tỉ lệ là 16,5%.

Một vấn đề được đặt ra ở đây là: Có nên sử dụng kháng sinh clindamycin là như một Kháng sinh dự phòng GBS như khuyến cáo của CDC 2010 hay không?

Theo số liệu thống kê của các kết quả kháng sinh đồ được thực hiện ở 193 mẫu bệnh phẩm trên tại Phòng xét nghiệm vi sinh của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng thì tỉ lệ GBS đề kháng với clindamycin đã lên tới 70%. Do đó việc lựa chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ cũng luôn đóng một vai trò thiết yếu trong công tác điều trị.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

  • Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
  • Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
  • Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
  • Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Tài liệu tham khảo:

  • Lynne S.Garcia, Henry D. Isenberg (2007), “Microbiology procedures handbook, third edition and 2007 update”
  • Phạm Thị Thanh Hiền (2011), “Các bệnh lý nhiễm khuẩn trong thời kỳ mang thai”, Nhà xuất bản Y học.
  • Centers for Disease Control Prevention (2010), “Prevention of Perinatal Group B Streptococcal Disease: Revised guideline from CDC”.
  • Centers for Disease Control Prevention (1996), “Prevention of Perinatal Group B Streptococcal Disease: a public health perspective”.
  • Nguyễn Thị Tuyến (2007), Liên cầu, “Vi sinh vật y học”, Nhà xuất bản Y học.
  • Neal R. Chamberlain, “The big picture: Medical microbiology

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan