Người lớn cũng có thể mắc tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 từng được gọi là tiểu đường vị thành niên vì nó thường được chẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, nó cũng có thể xuất hiện ở tuổi trưởng thành. Nhiều triệu chứng của bệnh tương tự với bệnh tiểu đường type 2. Do đó, khó có thể nhận biết chính xác là mắc bệnh loại nào.

1. Bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 là tình trạng hệ thống miễn dịch phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Chúng được gọi là các tế bào beta. Tình trạng này thường được chẩn đoán ở trẻ em và người trẻ tuổi. Vì vậy, nó được là bệnh tiểu đường vị thành niên. Một tình trạng bệnh nữa được gọi là bệnh tiểu đường thứ phát giống như type 1, nhưng các tế bào beta bị phá hủy bởi một số yếu tố như chấn thương tụy thay vì hệ thống miễn dịch. Cả hai loại này đều khác với bệnh tiểu đường type 2, trong đó cơ thể không đáp ứng với insulin.

2. Người lớn mắc tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 thường được chẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, mọi người thuộc mọi chủng tộc và dân tộc khác nhau đều có thể mắc tiểu đường type 1. Bệnh tiểu đường type 1 ở người lớn thường phổ biến nhất trong số những người gốc Bắc Âu.

Một người lớn có thể có nguy cơ mắc tiểu đường type 1 cao hơn nếu một trong hai cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh.

Di truyền
Tiểu đường type 1 có yếu tố gia đình

3. Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 1

Insulin là một hormon giúp di chuyển đường hoặc glucose vào các mô của cơ thể. Các tế bào sẽ sử dụng nó làm nhiên liệu, tổn thương tế bào beta từ bệnh tiểu đường type 1 gián đoạn quá trình và Glucose không di chuyển vào tế bào vì ở đó không có insulin để thực hiện chức năng của nó. Thay vào đó, nó sẽ tích tụ trong máu và các tế bào đói. Điều này gây ra lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến một số tình trạng như:

  • Mất nước: Khi có thêm đường trong máu, cơ thể sẽ đi tiểu nhiều hơn. Đó là cách cơ thể giải thoát nó. Một lượng lớn nước đi ra ngoài cùng nước tiểu sẽ khiến cơ thể bị khô (mất nước).
  • Giảm cân: Các glucose đi ra ngoài khi đi tiểu sẽ làm mất lượng calo mà nó cung cấp cho cơ thể. Đó là lý do tại sao nhiều người có lượng đường trong máu cao mà vẫn bị giảm cân. Và một lý do khác nữa đó là do sự mất nước.

  • Nhiễm toan ceton tiểu đường (DKA): Khi cơ thể không nhận đủ glucose làm nhiên liệu, thay vào đó nó sẽ phát vỡ các tế bào mỡ. Điều này tạo ra các hóa chất là ceto. Gan giải phóng đường mà nó lưu trữ để hỗ trợ. Nhưng cơ thể có thể sử dụng nó mà không cần insulin, vì vậy nó sẽ tích tụ trong máu cùng với các ceto có tính acid. Hỗn hợp của glucose, sự mất nước và tích tụ acid được gọi là nhiễm toan ceto. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của cơ thể nếu không được điều trị ngay.
  • Sự phá hủy cơ thể: Nồng độ glucose cao trong máu theo thời gian có thể gây hại cho các dây thần kinh và các mạch máu nhỏ trong mắt, thận và tim. Chúng cũng có thể làm cho người bệnh có nhiều khả năng bị xơ cứng động mạch hoặc xơ vữa động mạch hoặc có thể dẫn đến đau timđột quỵ.

Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 1 vẫn chưa có phương pháp cụ thể. Các bác sĩ và các nhà nghiên cho biết gen có thể đóng vai trò lớn trong nguyên nhân gây bệnh. Bệnh tiểu đường type 1 có thể xảy ra cùng với các bệnh tự miễn khác như bệnh Graves hoặc bệnh bạch biến.

Gen
GEN có vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây tiểu đường type 1

4. Triệu chứng bệnh tiểu đường type 1 ở người lớn

Bệnh tiểu đường type 1 ở người lớn thường có dấu hiệu không rõ ràng. Nhưng chúng có thể trở nên nghiêm trọng khi có các dấu hiệu sau:

  • Khát nước cực độ
  • Cảm giác đói tăng lên (đặc biệt là sau khi ăn)
  • Khô miệng
  • Đau bụng và nôn
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi bất thường hoặc yếu đuối
  • Hơi thở nặng nhọc hoặc có mùi trái cây
  • Dễ nhiễm trùng da, đường tiết niệu hoặc âm đạo
  • Cáu kỉnh và thay đổi tâm lý
  • Nhầm lẫn hoặc mất ý thức (trường hợp này cực hiếm).
Đau bụng
Người bệnh xuất hiện đau bụng

5. Điều trị bệnh tiểu đường type 1

Chẩn đoán bệnh tiểu đường type 1 không phải lúc nào cũng dễ dàng khi bệnh nhân là người trưởng thành. Bởi các triệu chứng mất nhiều thời gian để xuất hiện ở người lớn hơn ở trẻ em. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 1 như:

  • Xét nghiệm Glycated hemoglobin (A1c). Xét nghiệm này đo mức đường huyết trung bình trong 2 đến 3 tháng. Nếu có mức A1c từ 6.5 hoặc cao hơn trong hai kỳ riêng biệt, thì có thể sẽ mắc bệnh tiểu đường
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên. Nó kiểm tra đường huyết tại thời điểm ngẫu nhiên trong ngày. Mức 200mg/dL hoặc cao hơn là dấu hiệu cho thấy bị bệnh.
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói. Xét nghiệm được thực hiện vào buổi sáng, trước khi ăn. Mức 126mg/dL hoặc cao hơn trong hai lần kiểm tra là dấu hiệu mắc bệnh.

  • Bên cạnh đó bác sĩ có thể kiểm tra một số chỉ số nữa như kháng thể, tìm ceton...
  • Điều trị tiểu đường type 1 bao gồm tiêm insulin mỗi ngày, bởi vì cơ thể không còn sản xuất insulin nữa. Đồng thời, theo dõi đường huyết trong máu. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên thường xuyên tập thể dục để giữ cân nặng ở mức cho phép và giữ được mức đường huyết trong phạm vi bình thường. Thêm vào đó, bác sĩ sẽ đưa khuyến nghị về thực đơn bổ dưỡng, lành mạnh giúp kiểm soát đường huyết được tốt hơn.
kháng insulin
Insulin được sử dụng điều trị tiểu đường type 1

6. Những biến chứng của bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 có thể dẫn đến các vấn đề khác nếu không được kiểm soát tốt. Và nó sẽ có những biến chứng:

  • Bệnh tim mạch: Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn có nguy cơ đông máu cao cũng như huyết áp và cholesterol cao. Những tình trạng này có thể dẫn đến đau ngực, đau tim, đột quỵ hoặc suy tim.
  • Các vấn đề về da: Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây phồng rộp hoặc phát ban.
  • Bệnh về nướu: Thiếu nước bọt, quá nhiều mảng bám và lưu lượng máu kém có thể gây ra các vấn đề về răng miệng.
  • Vấn đề mang thai: Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 1 có nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh, thai chết lưu và tiền sản giật cao.
  • Bệnh lý võng mạc: Vấn đề về mắt xảy ra ở khoảng 80% người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường type 1 trong hơn 15 năm. Tuy nhiên, bệnh lý này khá hiếm ở tuổi dậy thì, bất kể đã mắc bệnh từ lâu. Để ngăn chặn biến chứng và giữ thị lực mắt tốt cần kiểm soát lượng đường máu, huyết áp, cholesterol và triglyceride.

  • Thận hư: Khoảng 20-30% những người mắc bệnh tiểu đường type 1 mắc bệnh thận hư. Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng theo thời gian. Nó có khả năng xuất hiện từ 15-25 năm sau khi mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, nó còn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác như suy thận hoặc bệnh tim.
  • Lưu lượng máu kém và tổn thương thần kinh. Các dây thần kinh bị tổn thương và các động mạch cứng lại dẫn đến mất cảm giác và thiếu máu cung cấp cho chân. Điều này làm tăng khả năng chấn thương và làm cho vết thương hở khó liền hơn. Khi tình trạng này xảy ra có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Video đề xuất:

Hướng dẫn phòng ngừa biến chứng tiểu đường trong dịp Tết

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan