Mổ nội soi lấy dị vật phổi, màng phổi

Trường hợp huyết động ổn định, vết thương không phức tạp và có hình ảnh của dị vật phổi, màng phổi thì thường áp dụng phẫu thuật nội soi qua thành ngực kết hợp với đường mổ nhỏ để điều trị.

1. Phẫu thuật lấy dị vật phổi, màng phổi là gì?

Dị vật phổi, màng phổi là tình trạng có thể gặp sau chấn thương phức tạp lồng ngực. Người bệnh thường mất nhiều máu, tràn khí, vết thương ngực hở nên cần mở lồng ngực để cầm máu, khí và lấy dị vật trong phổi.

Trường hợp huyết động ổn định, vết thương không phức tạp và có hình ảnh của dị vật màng phổi, phổi thì thường áp dụng phẫu thuật nội soi qua thành ngực kết hợp với đường mổ nhỏ để điều trị.

2. Chỉ định và chống chỉ định mổ nội soi lấy dị vật phổi, màng phổi

khoang màng phổi
Trường hợp mủ trong khoang màng phổi chống chỉ định với mổ nội soi

Chỉ định mổ nội soi lấy dị vật phổi, màng phổi trong trường hợp:

  • Huyết động của người bệnh ổn định.
  • Chấn thương chưa gây dính nhiều giữa phổi, thành ngực và thành phần trung thất.

Chống chỉ định mổ nội soi lấy dị vật phổi, màng phổi trong trường hợp:

  • Chấn thương và vết thương ngực đã lâu
  • Nhiễm trùng và mủ trong khoang màng phổi, viêm tấy thành ngực
  • Dị vật lớn ≥ 10mm và thuộc vùng nguy hiểm
  • Người bệnh có cơ địa và bệnh lý phối hợp không cho phép làm xẹp phổi một bên

3. Các bước mổ nội soi lấy dị vật phổi, màng phổi

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ phẫu thuật gồm: Dụng cụ mổ nội soi ngực có kèm video, dụng cụ mở ngực.

Bước 2: Đánh dấu vị trí của dị vật trên thành ngực và vẽ đường mổ dự kiến ở khoang gian sườn gần nhất với vị trí của dị vật trên người bệnh.

Bước 3: Kiểm tra vị trí và kích thước dị vật để thực hiện đường mổ. Sau khi mổ, gỡ dính và làm sạch vùng màng phổi dưới đường mổ. Kết hợp dụng cụ nội soi hỗ trợ để gỡ dính, cầm máu, hút rửa sạch khoang màng phổi.

Bước 4: Xác định vị trí dị vật rồi dùng kẹp để lấy dị vật trong phổi.

Bước 5: Cầm máu và cầm khí vết thương. Kẹp đinh nội soi hoặc cắt thùy phổi và phân thùy phổi trong trường hợp có tổn thương nhu mô rộng.

Bước 6: Đặt dẫn lưu khoang màng phổi và đóng ngực.

4. Theo dõi và xử trí sau mổ nội soi lấy dị vật phổi, màng phổi

Chụp X quang phổi
Sau mổ cần chụp X-Quang để đánh giá tình trang của bệnh nhân

4.1. Theo dõi sau mổ nội soi lấy dị vật phổi, màng phổi

  • Dịch máu qua dẫn lưu trong 24 giờ đầu
  • Đánh giá X quang phổi sau mổ
  • Rút dẫn lưu khi hết dò khí
  • Thực hiện giảm đau và vật lý trị liệu hô hấp

4.2. Xử trí tai biến

  • Khi gặp khó khăn trong mổ VATS lấy dị vật màng phổi, phổi cần thực hiện mở ngực rộng kinh điển ngay.
  • Chủ động nếu mất máu nhiều khi lấy bỏ dị vật khỏi nhu mô phổi sát mạch máu lớn.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

845 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan