Lưu ý về liều lượng thuốc điều trị lao

Lao là một bệnh lý nhiễm khuẩn có mức độ lây lan nhanh và gây biến chứng nguy hiểm nếu không dùng thuốc điều trị kịp thời, đúng cách. Vậy điều trị lao như thế nào và cần lưu ý gì về liều lượng thuốc điều trị lao?

1. Bệnh lao là gì?

Lao là một bệnh lý truyền nhiễm do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Trực khuẩn lao khi xâm nhập vào cơ thể sẽ ở thể ngủ, đến khi có điều kiện chúng sẽ phát triển và tấn công vào các cơ quan, hệ cơ quan gây tổn thương tại đó.

Trực khuẩn lao là vi khuẩn kháng cồn, kháng acid, sống trong môi trường hiếu khí, phát triển chậm, chu kỳ phân chia khoảng 20 giờ. Màng tế bào của nó cấu tạo bởi 3 lớp: trong cùng là lớp phospholipid, lớp giữa là sự liên kết giữa polysaccharide với peptidoglycan tạo nên bộ khung của màng tế bào, lớp ngoài cùng là sự liên kết giữa mycolic acid và các lipid phức tạp như myosin, peptidoglycolipid, phenolic glycolipid.

Trong cơ thể, trực khuẩn lao tồn tại dưới 4 dạng quần thể:

  • Quần thể trong hang lao (quần thể A);
  • Quần thể trong đại thực bào (quần thể B);
  • Quần thể trong ổ bã đậu (quần thể C);
  • Quần thể trong các tổn thương xơ, vôi hóa (quần thể D - thể ngủ).

Trong mỗi loại quần thể sẽ có nồng độ pH và môi trường phát triển khác nhau, vì vậy các loại thuốc điều trị cũng khác nhau.

Bệnh lao có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nhưng thường gặp nhất là lao phổi (80-85% tổng số ca bệnh); nguồn lây nhiễm chính là giọt bắn trong không khí từ người sang người.

Chẩn đoán xác định bệnh lao ngoài khai thác tiền sử bệnh và thăm khám lâm sàng còn cần các xét nghiệm cận lâm sàng gồm: test da tìm độc tố lao; xét nghiệm đờm tìm trực khuẩn lao (tiêu chuẩn vàng), X-quang ngực.

2. Nguyên tắc điều trị lao

Việc điều trị lao phải theo đúng phác đồ và các nguyên tắc sau:

  • Phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao trong giai đoạn tấn công, do mỗi loại thuốc có tác dụng khác nhau trên trực khuẩn lao (diệt khuẩn, kháng khuẩn, kìm khuẩn,...); ít nhất 2 loại thuốc trong giai đoạn điều trị duy trì để phòng ngừa tái phát. Đối với các thể lao kháng thuốc phác đồ điều trị phải phối hợp ít nhất 4 loại thuốc trong cả 2 giai đoạn tấn công và duy trì.
  • Dùng đúng liều thuốc điều trị lao theo một phác đồ cụ thể. Liều thuốc phụ thuộc vào cân nặng và hàm lượng thuốc.
  • Uống thuốc nên vào cùng một khung thời gian trong ngày, cách xa bữa ăn ít nhất 2 giờ để đạt được hấp thu thuốc tối đa.
  • Thời gian điều trị phải kéo dài theo đúng phác đồ, không ngắt quãng và cũng không điều trị thuốc quá thời gian để ngăn ngừa tái phát hay các đột biến kháng thuốc.

3. Phân loại thuốc điều trị lao

Dựa vào tác dụng, hoạt tính chống lao người ta chia thuốc chống lao thành các nhóm:

3.1. Dựa vào hoạt tính chống lao

3.2. Phân loại theo điều trị lâm sàng

  • Nhóm 1: nhóm thuốc thường dùng có hiệu quả điều trị cao, ít tác dụng phụ, gồm: Isoniazid, Rifampicin, Ethambutol, Streptomycin và Pyrazinamide.

Nhóm 2: thuốc ít dùng hơn, sử dụng để thay thế khi vi khuẩn lao kháng thuốc, phạm vi điều trị hẹp, nhiều tác dụng phụ, bao gồm: Ethionamide, Cycloserine, Kanamycin, Amikacin, PAS, Capreomycin, Thiacetazon, các kháng sinh nhóm Fluoroquinolone,...

4. Liều lượng thuốc điều trị lao và một số lưu ý khi sử dụng

Liều dùng và cách dùng của một số loại thuốc chống lao theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế như sau:

4.1. Nhóm thuốc chống lao hàng 1 đường uống

Nhóm thuốc chống lao hàng 1 đường uống

4.2. Nhóm thuốc chống lao hàng 1 đường tiêm

Nhóm thuốc chống lao hàng 1 đường tiêm

  • Liều dùng chỉ mang tính chất tham khảo, tùy từng thể lao, từng vị trí tổn thương của cơ thể mà bác sĩ sẽ có các phác đồ điều trị phù hợp.

Tóm lại, điều trị lao là một quá trình đòi hỏi sự kết hợp nghiêm ngặt giữa bệnh nhân và bác sĩ. Người bệnh cần tuân thủ đúng và đủ các chỉ định về liều lượng thuốc để đảm bảo tiêu diệt triệt để vi khuẩn, phòng ngừa tái phát sau này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan