Lợi đang sưng có nhổ răng khôn được không?

Răng khôn còn được gọi là răng số 8 trên cung hàm và mọc cuối cùng. Thông thường khi mọc răng số 8 sẽ gây đau nhức, sưng tấy lợi, đôi khi kèm theo sốt. Có trường hợp răng khôn mọc lệch, xiên mang khiến tình trạng sưng và nhau nhức lợi nghiêm trọng hơn. Vậy trường hợp lợi đang sưng có nhổ răng khôn được không?

1. Răng khôn là gì?

Thông thường mỗi người sẽ có 32 chiếc răng, trong đó có 28 chiếc răng sẽ mọc trước và còn lại 4 răng khôn sẽ mọc hoàn chỉnh khi trưởng thành từ 17-25 tuổi. Răng khôn còn được gọi là răng số 8, với kích thước lớn thứ 3 của các răng hàm.

Mỗi người sẽ có 2 răng khôn hàm trên và 2 răng khôn hàm dưới. Khi răng khôn mọc thường gây ra những biến chứng bất thường như: mọc lệch, mọc ngang làm chèn ép các răng liền kề, gây đau nhức và sưng tấy lợi rất khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng nhai.

Chính vì thế, việc nhổ răng khôn được rất nhiều người quan tâm đặc, biệt là những người đang trải qua tình trạng mọc răng khôn.

2. Nguyên nhân mọc răng khôn gây đau nhức

Tình trạng mọc răng khôn gây đau nhức diễn ra đối với mỗi người sẽ khác nhau. Có người mọc răng khôn đột ngột xuất hiện đau nhẹ, nhưng có người mọc răng khôn lại đau âm ỉ kéo dài. Do đó, cần xác định đúng nguyên nhân gây đau răng khôn để có thể biết có nên nhổ răng khôn hay không. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau nhức khi mọc răng khôn như:

  • Khi mọc răng khôn sẽ xuất hiện hiện tượng xé nướu khiến cho vị trí mọc răng khôn thường đau rát, khó ăn uống. Đây là quá trình tự nhiên sẽ xảy ra để có thể giúp răng trồi lên bề mặt nướu và sẽ thuyên giảm khi nướu lành lại.
  • Do răng khôn là răng mọc cuối cùng nên xương hàm không đủ khoảng trống để răng khôn mọc lên đúng vị trí khiến cho tình trạng mọc răng lệch qua trái/ phải, chèn ép răng liền kề hoặc mắc kẹt ở nướu và không thể mọc lên được nữa. Trường hợp này bạn sẽ cảm thấy đau nhức khó chịu ở phần nướu, phần xương hàm.
  • Răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng trong khoang miệng nên vệ sinh không được sạch sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng, áp xe răng, nhiễm trùng,... gây tình trạng đau nhức răng khôn. Trường hợp này bạn nên thăm khám bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời để tránh được tình trạng viêm ổ răng lan rộng sang các răng khác hoặc viêm tủy làm mất răng.

3. Răng khôn đang sưng đau có nhổ được không?

Những trường hợp răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm gây đau nhức bắt buộc phải tiến hành nhổ răng khôn. Tuy nhiên, khi đang bị viêm lợi sưng đau có nhổ được răng khôn hay không còn cần phải xem xét lại chính xác mức độ viêm nhiễm và sưng nhức mới có kết luận an toàn nhất.

Các chuyên gia cho rằng: Khi răng khôn của bạn có những dấu hiệu sưng đau kéo dài, viêm nhiễm nặng thì không nên nhổ răng khôn vì có thể gây nguy cơ viêm xương hàm rất cao, làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và toàn thân. Do vi khuẩn ký sinh trong khoang miệng sẽ khiến viêm nhiễm lan rộng ra cả hàm răng nếu tiến hành nhổ răng khôn.

Thay vì nhổ răng khôn trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ điều trị viêm nhiễm bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, nạo sạch mô bị viêm nhiễm cho đến khi vùng lợi hết sưng đau, viêm nhiễm được kiểm soát hoàn toàn thì mới tiến hành nhổ bỏ răng khôn.

Vậy khi nào nên nhổ bỏ răng khôn? Dưới đây là một số trường hợp có thể nhổ răng khôn được, cụ thể:

3.1. Răng khôn mọc sai vị trí gây đau nhức

Khi răng khôn mọc sai vị trí như mọc lệch, mọc ngang, mọc mắc nướu, mọc dưới nướu,... bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn chiếm hơn 60%. Ngược lại, việc mọc răng khôn bị lệch nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe hay gây khó chịu, tạo kẽ hở thì không cần thiết phải tiến hành nhổ bỏ răng khôn.

Trường hợp răng khôn mọc sai vị trí gây viêm nhiễm, nhiễm trùng ảnh hưởng đến các dây thần kinh, gây đau nhức khó chịu, khó cử động cơ hàm, ảnh hưởng đến khả năng nhai thức ăn thì đây là tình huống bạn cần nhổ để tránh viêm nhiễm lây lan. Tuy nhiên, khi bạn đang đau nhức thì không thể can thiệp nhổ răng khôn được. Vì vậy trường hợp này bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc để giảm đau, giảm sưng và tiến hành nhổ răng sau đó.

3.2. Răng khôn bị sâu

Tình trạng răng khôn bị sâu là tình trạng phổ biến trong vấn đề sức khỏe răng miệng. Do răng khôn nằm ở trong cùng của khuôn hàm nên khó quan sát được, việc vệ sinh răng miệng kém, thức ăn mắc kẹt ở răng khôn và thời gian dài trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi gây sâu răng.

Thông thường tình trạng sâu răng thường khiến cho các răng bên cạnh bị ảnh hưởng. Do đó, ngoài việc vệ sinh sạch sẽ răng miệng, bạn cũng nên lưu ý đi kiểm tra tình trạng răng miệng định kỳ tại phòng khám chuyên khoa.

3.3. Răng khôn gây viêm nướu

Răng khôn khi mọc chưa hoàn thiện và có thể bị mắc kẹt ở phần nướu răng khiến cho nướu răng bị đau nhức. Khi ăn uống làm thức ăn bám dính tạo thành những ổ viêm nhiễm và gây đau nhức thường xuyên.

Nếu không được phát hiện sớm có thể tạo thành các ổ viêm bám sâu vào chân răng hay tủy răng gây hoại tử xương hàm. Dấu hiệu viêm nướu chủ yếu là chảy máu nướu khi đánh răng hoặc đau rát nướu răng, hơi thở có mùi hôi bất thường,...

4. Trường hợp nào không nên nhổ răng khôn?

4.1. Khi cơ thể ốm yếu

Khi cơ thể đang ốm yếu, hệ miễn dịch suy giảm, lúc này bạn không nên nhổ răng khôn vì có thể ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể và sức khỏe răng miệng.

Trước khi tiến hành nhổ răng khôn bạn cần phục hồi sức khỏe tốt nhất bằng cách tập thể dục nhẹ, ăn uống điều độ, và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thì mới có thể nhổ răng khôn được.

4.2. Phụ nữ đang mang thai

Khi đang mang thai nếu nhổ răng khôn sẽ không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và em bé. Do trong quá trình mang thai, hàm lượng canxi trong cơ thể người mẹ thường không được ổn định và thay đổi liên tục, cũng như việc nhổ răng khôn cần phải hạn chế ăn một số loại thức ăn để tránh tình trạng sưng nhức, đau nướu, các biến chứng nguy hiểm khác nên có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ và bé.

Ngoài ra, quá trình nhổ răng khôn còn cần phải tiêm thuốc gây tê với hàm lượng đáng kể, có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ.

4.3. Phụ nữ đang trong giai đoạn kinh nguyệt

Trong thời điểm này cơ thể bạn sẽ mất đi một lượng máu đáng kể cho chu kỳ kinh nguyệt, tình trạng cơ thể và sức khỏe lúc sẽ không được ổn định. Nếu bạn quyết định nhổ răng khôn vào thời điểm hành kinh sẽ khiến sức khỏe yếu hơn, vết thương sẽ lành lại chậm hơn so với bình thường.

Do đó, bạn hãy sau khi sức của bạn ổn định, trải qua giai đoạn kinh nguyệt hàng tháng thì hẵng nên tiến hành tách lấy răng khôn ra ngoài.

Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về nhổ bỏ răng khôn và giải đáp thắc mắc răng khôn đang đau có nên nhổ không?

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan