Lão hóa và Alzheimer khác gì nhau?

Dấu hiệu lão hóa hay chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer không giống nhau. Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ chung dùng để diễn tả các dấu hiệu liên quan đến trí nhớ ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và khả năng giao tiếp. Còn bệnh Alzheimer là một loại phổ biến nhất của bệnh sa sút trí tuệ. Bệnh Alzheimer sẽ diễn biến tăng dần theo thời gian và ảnh hưởng đến trí nhớ, ngôn ngữ và suy nghĩ. Việc phân biệt những dấu hiệu của sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer đóng vai trò quan trọng trong phòng và điều trị bệnh.

1. Trí nhớ của bạn có bị mất đi hay không?

Tất cả chúng ta đôi khi đều có khả năng quên đi nhiều thứ, đặc biệt là khi cuộc sống ngày nay càng ngày càng bận rộn. Bạn có thể bắt đầu nhận thấy điều này xảy ra tần suất nhiều hơn khi bạn ngày càng già đi. Mất trí nhớ nhẹ có thể là một phần bình thường trong quá trình lão hóa của cơ thể. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ bị sa sút trí tuệ. Chỉ 1% những người trên 65 tuổi có các vấn đề về trí nhớ liên quan đến tuổi bình thường sẽ bị sa sút trí tuệ mỗi năm.

2. Khi quên là một vấn đề

Nếu suy giảm trí nhớ khiến bạn khó xử lý các công việc hàng ngày thì đó là dấu hiệu bạn không nên bỏ qua. Bạn có thể trả lời một số câu hỏi sau để xác định mình có bị sa sút trí tuệ hay không.

  • Bạn nhanh quên những điều bạn chỉ mới vừa nghe?
  • Bạn thường xuyên hỏi đi hỏi lại cùng một câu hỏi?
  • Bạn cần phải rất nhiều lời nhắc trên giấy hoặc điện tử chỉ để vượt qua cả ngày?

Khi câu trả lời cho những câu hỏi bên trên là có hoặc những người xung quanh cảm thấy những vấn đề đó đang xảy ra với bạn. Bạn nên đi khám bệnh và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có những giải pháp phù hợp.

3. Khó khăn trong lập kế hoạch hay giải quyết vấn đề

Thực tế rằng, ai cũng đều đã từng mắc những lỗi trong giải quyết công việc và cuộc sống. Bạn đã ghi sai hóa đơn vào tháng trước hoặc thanh toán sai số tiền trên hóa đơn. Đó là điều bình thường mà tất cả chúng ta đều đã từng trải qua. Nhưng nếu bạn đang thực sự gặp khó khăn khi làm những việc như làm theo chỉ dẫn trong một công thức quen thuộc hoặc theo dõi các hóa đơn theo cách bạn đã từng làm, đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về trí nhớ như sa sút trí tuệ.

4. Khó khăn trong nhớ những công việc hàng ngày

  • Bạn quên cách sử dụng điều khiển TV đó?
  • Quên cách đặt lò vi sóng?

Nếu bạn cần một chút trợ giúp với những vấn đề trên ngay bây giờ và sau đó thì có thể không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu bạn gặp vấn đề khi thực hiện các hoạt động trong cuộc sống thường ngày mà bạn vẫn thường làm, như lái xe đến những nơi bạn luôn đến, chơi trò chơi yêu thích hoặc tìm đường ở cửa hàng tạp hóa, thì đó có thể là dấu hiệu của vấn đề sa sút trí tuệ nghiêm trọng hơn.

lão hóa
Dấu hiệu lão hóa hay chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer không giống nhau

5. Tôi đã đỗ xe ở đâu?

Bất kỳ ai đều có đôi lần thắc mắc không biết mình để xe ở đâu giữa gara rộng lớn. Bạn bước ra khỏi cửa hàng và nghĩ, "Bây giờ, tôi đã để xe ở đâu?" Bây giờ và một lần nữa quên vị trí bạn đã đỗ xe là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra thường xuyên, bạn cần lưu ý và đi khám, kiểm tra sức khỏe. Nó có thể là một dấu hiệu cảnh báo của lão hóa hay bệnh mất trí nhớ.

6. Không thể tìm thấy chìa khóa

Khi bạn quên vị trí bạn đã để một thứ gì đó, chẳng hạn như chìa khóa hoặc kính của bạn, bạn sẽ có thể nghĩ lại, xem lại các bước của mình và tìm bất cứ thứ gì. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đang làm mất nhiều thứ đồ và bạn không thể quay lại tìm và phát hiện chúng, đó là dấu hiệu phổ biến của vấn đề bộ nhớ lớn hơn như sa sút trí tuệ.

7. Mất thời gian trong xác định thời gian

Hầu hết chúng ta đều thức dậy và tự nghĩ trong đầu rằng: "Hôm nay là ngày gì?" Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để xác định điều đó. Nhưng nếu bạn thường xuyên mất dấu ngày tháng, mùa hoặc thời gian trôi qua, thì đó là một dấu hiệu tương đối nặng của sa sút trí tuệ hoặc các vấn đề trí nhớ thực sự.

8. Làm thế nào tôi đến được đây?

Nếu bạn bước vào phòng làm việc mà không thể nhớ mình đang làm gì, đó không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng với những người bị bệnh Alzheimer đôi khi quên mất họ đang ở đâu. Hoặc họ thấy mình ở đâu đó và không nhớ mình đã đến đó bằng cách nào. Nếu đó là vấn đề bạn gặp phải, bạn cần thăm khám sức khỏe kịp thời.

9. Diễn tả từ ngữ ấy thế nào?

Đôi khi gặp khó khăn khi tìm đúng từ hoặc đơn giản bạn có thể sử dụng sai một số từ ngữ là điều bình thường và không cần quá lo lắng. Nhưng những người mắc bệnh Alzheimer thường bắt đầu với dấu hiệu gặp những khó khăn khi nói hoặc viết. Họ có thể khó nhớ lại thuật ngữ phù hợp cho những đồ vật quen thuộc hoặc tên của người nào đó mà họ biết rõ. Nếu bạn đang vật lộn với tên, từ hoặc những gì phải nói tiếp theo, đó có thể là dấu hiệu của việc sa sút trí tuệ nghiêm trọng hơn.

10. Xa lánh bạn bè, đồng nghiệp và người thân

  • Bạn có đang tránh mặt bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp không?
  • Bạn có khó để tiếp tục hoặc theo dõi một cuộc trò chuyện không?

Khi các vấn đề về trí nhớ trở nên nghiêm trọng hơn, mọi người thường mất hứng thú với những sở thích, sự kiện xã hội hoặc các hoạt động khác mà họ từng thích làm. Nếu điều đó có vẻ tương đối giống bạn, đã đến lúc bạn cần nói chuyện và nhận được sự tư vấn của các bác sĩ.

lão hóa
Người mắc bệnh Alzheimer thường bắt đầu với dấu hiệu gặp những khó khăn khi nói hoặc viết

11. Làm bài kiểm tra trí nhớ

Nếu bạn không chắc liệu những gì bạn đang trải qua có phải là do quá trình lão hóa thường xuyên hay không, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp về y tế. Các bác sĩ sẽ đánh giá liệu tình trạng sa sút trí tuệ của bạn có nằm trong giới hạn bình thường hay không. Bác sĩ sẽ hỏi bạn theo bộ câu hỏi và có thể yêu cầu bạn thực hiện một loạt các xét nghiệm. Họ cũng có thể kiểm tra cho bạn các vấn đề khác có thể giống như chứng sa sút trí tuệ, chẳng hạn như tác dụng phụ của thuốc hoặc trầm cảm.

12. Tôi có thể làm gì không?

Nếu trí nhớ của bạn tương đối ổn nhưng bạn vẫn lo lắng, bạn có thể làm một việc gì đó để giải quyết vấn đề này. Những người dành thời gian đọc sách, giải câu đố, hoặc duy trì hoạt động thường ít có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hơn. Những hoạt động kể trên có thể giúp bạn giữ đầu óc nhạy bén. Bạn cũng nên giảm bớt căng thẳng kéo dài, ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên.

Tóm lại, bệnh Alzheimer là một bệnh nan y và hiện chưa có thuốc điều trị triệt để. Một người bình thường được chẩn đoán mắc Alzheimer, có tuổi thọ ước tính khoảng bốn đến tám năm sau khi chẩn đoán, nhưng cũng có những người có thể sống chung với Alzheimer thời gian kéo dài hơn.

Khi bắt đầu có những dấu hiệu của bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ, điều cần làm là đến khám và tư vấn về bệnh bởi những bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Xác định đúng bệnh và điều trị kịp thời có thể giúp bạn kiểm soát các dấu hiệu của bệnh, đồng thời, hạn chế những ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.

Bệnh Alzheimer là một bệnh tiến triển theo thời gian sau khi phát hiện bệnh, tuy nhiên bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể giảm quá trình tiến triển bệnh, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Nguồn tham khảo: webmd

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

241 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan