Làm sao để điều trị răng nhạy cảm?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Trung Hậu - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để điều trị răng nhạy cảm, cách chủ yếu là chăm sóc răng miệng, tùy thuộc vào nguyên nhân, bạn có thể được khuyên dùng kem đánh răng giảm ê buốt, thay đổi cách đánh răng, diệt tủy,...

1. Răng nhạy cảm là gì?

Răng gồm thân răng và chân răng. Thân răng chia làm nhiều tầng và các mạch máu nuôi dưới răng và thần kinh cảm giác cho răng. Nếu bạn có cảm giác ê buốt răng hoặc khó chịu khi ăn uống thức ăn nóng, lạnh thì có thể bạn bị răng nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân gây răng nhạy cảm, trong đó, có một số nguyên nhân như sau:

  • Mất men răng: Lớp ngà răng được nuôi dưỡng bằng các rãnh xương nhỏ chứa dung dịch. Khi men răng bị hỏng, ngà răng sẽ tiếp xúc trực tiếp với các chất trong thức ăn gây giãn nở hoặc rút dung dịch trong ống ngà khiến người bệnh đau nhức, ê buốt răng. Răng mất men có thể thói quen chải răng chiều ngang với bàn chải cứng hoặc ăn nhiều thức ăn có chứa axit.
  • Lợi bị thoái hóa: Khi lợi bị thoái hóa, không bao bọc hết chân răng nên lớp ngà răng sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, tổn hại đến răng, làm răng trở nên nhạy cảm.
Ê buốt răng hàm khi ăn đồ cứng và lạnh phải làm sao?
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng răng nhạy cảm

2. Các triệu chứng của răng nhạy cảm

Lớp men răng bao phủ bên ngoài thân của mỗi chiếc răng khỏe mạnh. Lớp xê măng bao phủ mặt chân răng dưới đường viền nướu. Dưới lớp men và lớp xê măng là ngà răng. Ngà răng thường mềm hơn men răng và xê măng, chứa rất nhiều các siêu vi ống, trong lòng ống có chứa dịch lỏng. Khi ngà răng bị mất đi lớp bảo vệ người bệnh sẽ có triệu chứng răng nhạy cảm như sau:

  • Khi ăn các đồ nóng, lạnh, có tính axit hoặc tính dính hoặc thậm chí thở miệng răng sẽ ê buốt. Bởi các chất dịch này sẽ truyền kích thích đến tác động các tế bào thần kinh trong răng.
  • Trong một số trường hợp có thể gây đau nhức cho người bệnh.

3. Điều trị răng nhạy cảm

Khi bị răng nhạy cảm, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu, ăn uống khó khăn, vì vậy mong muốn điều trị răng nhạy cảm để không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm sao để điều trị răng nhạy cảm? Để điều trị răng nhạy cảm, cách chủ yếu là chăm sóc răng miệng, tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể khuyên bạn:

  • Dùng kem đánh răng giảm ê buốt: Kem đánh răng giảm ê buốt có tác dụng điều trị răng nhạy cảm, ngăn chặn sự truyền cảm giác từ bề mặt răng đến các dây thần kinh giúp giảm ê buốt.
kem đánh răng cho trẻ 21 tháng tuổi không chứa nhiều fluoride
Người bệnh nên chăm sóc răng miệng để hạn chế bị ê buốt do răng nhạy cảm
  • Sử dụng nước súc miệng giàu khoáng: Người bị răng nhạy cảm nên sử dụng các loại nước súc miệng giàu khoáng để cung cấp thêm khoáng chất cho ngà răng.
  • Thay đổi cách đánh răng: Chải răng theo chiều từ lợi lên thân răng thay cho cách đánh răng theo chiều ngang. Phương pháp này sẽ giúp không làm tổn hại lợi và răng.
  • Trám đầy các lỗ li ti trên ngà răng: Với phương pháp này, bạn sẽ được phủ lên răng một lớp men sứ. Sau đó sử dụng sản phẩm làm cố định chất protein trong ngà răng, ngăn chặn hiện tượng giãn nở - co rút gây đau buốt răng. Trường hợp men răng bị mất hoàn toàn, bác sĩ sẽ dùng một lớp nhựa bền để tái tạo lại men bảo vệ răng.
  • Diệt tủy răng: Diệt tủy răng trong trường hợp các cách trên chưa đạt hiệu quả.
  • Cấy ghép lợi: Trong trường hợp ê buốt, răng nhạy cảm do tụt lợi, có thể cấy ghép lợi vào chỗ răng bị tụt lợi để răng được bao bọc tốt hơn.
  • Ghép nướu: Nếu mô nướu đã bị tụt khỏi chân răng, bạn có thể phải ghép nướu để bảo vệ chân răng và giảm ê buốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan