Kháng sinh điều trị vi khuẩn E coli: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Xuân Cường - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ có 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu và chống độc.

Hiện nay, tình trạng kháng kháng sinh đang ngày càng trở nên phổ biến với nhiều chủng vi khuẩn và siêu vi khuẩn. Vi khuẩn E Coli là loại vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh cao đang gây ra nhiều lo lắng trong cộng đồng.

1. Đặc điểm của vi khuẩn E. Coli

Vi khuẩn E.coli là một loại vi khuẩn gram âm sống chủ yếu trong đường tiêu hóa của người. Nó là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường ruột như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiểu, viêm màng não và các nhiễm khuẩn khác trong hệ thống tiêu hóa.

Hiện này, vi khuẩn E.coli có rất nhiều dòng, nhưng dòng kháng kháng sinh là H30-Rx. Theo như nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, dòng vi khuẩn E.coli kháng kháng sinh này có khả năng lan từ nhiễm khuẩn đường niệu sang máu và gây ra nhiễm khuẩn huyết- một biến chứng cực kỳ nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng của người mắc.

Vi khuẩn E.coli bình thường kháng kháng sinh thế hệ thứ 3 như: ceftriaxone, cefuroxime..đôi khi cũng có trường hợp kháng cả nhóm kháng sinh carbapenem - loại kháng sinh mạnh nhất hiện nay. Đối với siêu vi khuẩn E.coli H30- Rx được cho là kháng hầu hết tất cả các loại kháng sinh thông dụng vẫn thường được sử dụng để điều trị các ca nhiễm khuẩn thông thường.

2. Kháng sinh trong điều trị vi khuẩn E. Coli

Một số kháng sinh vẫn có khả năng diệt được vi khuẩn E.Coli khi bị bệnh. Các kháng sinh còn nhạy cảm với vi khuẩn này là ciprofl oxacin, amikacin và nalidixic acid.

Khi sử dụng kháng sinh trong điều trị vi khuẩn E. Coli cần chú ý:

  • Xem xét phổ tác dụng và tình hình kháng thuốc của vi khuẩn E. Coli để lựa chọn kháng sinh hợp lý và có hiệu quả. Ưu tiên lựa chọn những kháng sinh có phổ tác dụng hẹp.
  • Hạn chế kê đơn ngay từ đầu trong điều trị ngoại trú những kháng sinh phổ rộng có tác dụng mạnh như : ciprofloxacin, levofloxacin,. . . để giảm thiểu đến mức tối thiểu sự đề kháng thuốc của vi khuẩn E. Coli trong cộng đồng với các kháng sinh đó.
  • Việc lựa chọn kháng sinh phải khách quan và khoa học, nên quan tâm đến danh mục tất cả những thuốc kháng sinh, không nên chỉ kê đơn kháng sinh mới, phổ rộng, đắt tiền mà quên rằng vẫn có nhiều loại kháng sinh tuy ra đời rất lâu, giá thành thấp, nhưng vẫn còn hiệu quả tốt trong điều trị.
  • Trong thời gian gần 10 năm qua, ngành dược chưa phát minh thêm thuốc kháng sinh mới nào ngoài những kháng sinh hiện vẫn đang sử dụng. Vì vậy bảo vệ hiệu lực của thuốc kháng sinh bằng cách kê đơn kháng sinh hợp lý là biện pháp duy nhất và tối ưu mà chúng ta có thể làm được để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh hiện nay.
Khám bệnh
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị E. coli

3. Phương pháp điều trị vi khuẩn E. Coli

Phương pháp điều trị chung cho nhiễm vi khuẩn E.coli thông thường gây ra bệnh đường tiêu hóa

  • Bù nước và điện giải cho người nhiễm càng sớm càng tốt.
  • Nếu gặp phải những vấn đề về máu như thiếu máu, người nhiễm sẽ được truyền dịch, nếu cần thiết sẽ cần phải truyền máu.
  • Nếu bệnh nhân gặp những vấn đề về thận, cần phải có sự thẩm tách máu, tức loại bỏ những chất cặn bã, độc hại trong máu của người nhiễm bệnh.

Thông thường, những người bị nhiễm vi khuẩn E.coli sẽ hồi phục trong khoảng thời gian 5-10 ngày mà không cần sử dụng đến thuốc. Những thuốc điều trị bệnh tiêu chảy thông thường không có tác dụng trong điều trị nhiễm vi khuẩn E.coli, nguyên nhân là do những loại thuốc này sẽ càng làm tăng thời gian cho cơ thể hấp thu những độc chất do vi khuẩn E.coli tiết ra và làm tăng những nguy cơ biến chứng máu, thận cũng như khả năng kháng thuốc của vi khuẩn... Những trường hợp cần thiết phải dùng thuốc, phải được làm các xét nghiệm kỹ càng và có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Tiêu chảy ở trẻ có lây không
    Thắc mắc: Bệnh tả có phải là bệnh tiêu chảy?

    Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh tả, đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, Khác với tiêu chảy, bệnh tả có khả năng bùng phát thành đại dịch nếu không có biện pháp phòng ngừa ...

    Đọc thêm
  • môi trường sống
    Môi trường tốt có lợi cho sức khỏe như thế nào?

    Mặc dù không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng chính môi trường sống đang tác động đến sức khỏe của bạn mỗi giây phút hàng ngày. Nơi bạn sống, những gì bạn ăn và cách bạn tương tác với ...

    Đọc thêm
  • thuốc smeclife
    Smeclife là thuốc gì?

    Thuốc Smeclife được điều chế dưới dạng thuốc bột uống. Thuốc thường được chỉ định điều trị các triệu chứng đau của bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm thực quản, dạ dày và ruột. Khi dùng thuốc Smeclife ...

    Đọc thêm
  • Naligram
    Công dụng thuốc Naligram

    Thuốc Naligram thuộc nhóm thuốc ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Thuốc Naligram có thành phần chính Nalidixic acid được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn gram âm đường niệu dưới. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một ...

    Đọc thêm
  • rebyota
    Thuốc Rebyota có tác dụng gì?

    Thuốc Rebyota được chỉ định điều trị cho người lớn bị nhiễm khuẩn Clostridioides Difficile - một loại vi khuẩn gây buồn nôn, chuột rút và tiêu chảy. Thuốc có thành phần là hỗn hợp vi sinh vật khỏe mạnh ...

    Đọc thêm