Hội chứng phát ban nhiễm trùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Hội chứng phát ban nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của hội chứng này là sự xuất hiện ban ngoài da do các nguyên nhân vi-rút hoặc vi khuẩn, kí sinh trùng,.. trong đó đặc điểm ban ngoài da là yếu tố giúp chẩn đoán và điều trị phù hợp.

1. Hội chứng phát ban nhiễm trùng là gì?

  • Sốt phát ban là tình trạng sau khi hết sốt trẻ sẽ xuất hiện nổi các đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên trên da, thường gặp ở trẻ nhỏ.
  • Bệnh thường tự khỏi và sẽ khỏi nếu được nghỉ ngơi và uống thuốc đầy đủ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây sốt cao và dẫn đến biến chứng.
  • Bệnh sốt phát ban vô cùng phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi do lượng kháng thể truyền từ mẹ truyền cho trẻ đã giảm xuống và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
Bé bị sốt siêu vi phát ban phải làm sao
Sốt phát ban thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi

2. Các phát ban nhiễm trùng thường gặp

  • Ban dạng sởi, dạng tinh hồng nhiệt. Loại ban dát hay sẩn, có thể rời rạc hay liền nhau, xuất hiện ở toàn thân, trừ lòng bàn tay, bàn chân. Ban sẽ mất đi khi căng da.
  • Bệnh tinh hồng nhiệt do liên cầu. Chẩn đoán bệnh dựa vào độ tuổi, đau họng cấp, ban dày đặc, không có khoảng da lành, nhiều ở chỗ nếp gấp, viền..., bong vảy thành mảng cuối cùng ban mờ dần.
  • Sởi. Chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng xuất hiện viêm long mũi họng, hạt Koplik trong miệng, tiến triển. Ban mọc tuần tự từ trên đầu đến chân, ban đỏ.
  • Bệnh Rubella. Sự xuất hiện ban dạng sởi lần hai sau ban dạng tinh hồng nhiệt, hạch to, tăng bạch cầu đơn nhân, đau cơ.
  • Phát ban do dị ứng thuốc. Tất cả các thuốc đều có thể gây nên. Có thể gặp tất cả các dạng ban, thường ngứa xảy ra sau 1 ngày hoặc muộn, 9 ngày sau dùng kháng sinh.
  • Ban do Enterovirus. thường gây phát ban dạng sởi. Phát ban kèm theo các triệu chứng ít điển hình của nhiễm trùng giống như giả cúm, tiêu chảy, đau đầu, đau cơ.
  • Ban do virus Parvovirus B19. Khởi đầu ban mọc ở mặt, sau 48 giờ thì ban lan rộng ra tay chân hay ở gốc chi, có rìa đỏ bao quanh. Ban có có thể gặp ở gan bàn tay. Bệnh nhân không sốt, không ảnh hưởng đến toàn trạng, tự khỏi sau 3-4 tuần, không để lại biến chứng.
  • Viêm gan virus B. Thường gặp ban ở mặt sau lan xuống tay chân hạch ngoại biên to, gan lách có thể to.
Bị phát ban do sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi
Dị ứng thuốc kháng sinh có thể dẫn tới phát ban
  • Ban do vi khuẩn.
  • Ban hồng gặp trong bệnh thương hàn.
  • Ngoại ban da dạng sởi gặp trong bệnh do Leptospira hay bệnh do Brucella.
  • Ban dát của giang mai II.
  • Ban vòng đặc trưng của thấp tim, ban quầng của liên cầu, ban quầng như bệnh đóng dấu của lợn và viêm quầng mạn hướng nhiều đến nguyên nhân do bệnh Lyme.
  • Ban do ký sinh trùng. Nguyên nhân do Toxoplasma, ban dạng sởi gặp ở mông, mặt hay gan bàn tay, chân. Kiểu ban mề đay khởi đầu đôi khi ban kiểu tinh hồng nhiệt là do nang sán.
  • Bệnh Kawasaki. Biểu hiện sốt liên tục 7 ngày hoặc 2- 3 tuần, kèm theo xung huyết võng mạc, có ban miệng họng, môi khô nứt nẻ. Lưỡi viêm dầy, có hình phù nề dưới da lan đến tứ chi, ban dát sẩn màu tím ở gan bàn tay, chân, có ban tinh hồng nhiệt, ban dạng sởi đa hình thái, hạch cơ ức đòn chũm to.
  • Ban dạng nốt phỏng: Thường là do virus, virus Herpes hay Enterovirus, Virus thuỷ đậu, Zona
  • Virus Herpes ở người: Ban ở dạng từ ban đỏ đến nốt phỏng, ban ở da, niêm mạc.
  • Hội chứng tay - chân- miệng ở trẻ nhỏ, khởi đầu phát ban ở khoang miệng, ban phỏng nước dạng áp-tơ.
  • Ban dạng có mủ do chốc: mụn mủ chốc lở hay mủ do nhiễm trùng liên cầu hay tụ cầu.
  • Ban gan bàn tay, bàn chân do các nguyên nhân như: Giang mai, Tay chân miệng
  • Ban đỏ nút (Erythema nodosum). Là viêm da và tổ chức dưới da bán cấp do viêm mạch của các mạch lớn ở dưới da. Nốt có đường kính 2- 4cm, nổi gồ rõ, màu hồng sau đỏ dần lên.
Tay chân miệng
Nổi ban trong gan bàn chân do mắc tay chân miệng

3. Chăm sóc phòng bệnh cho trẻ bị sốt phát ban

Sốt phát ban ở trẻ thường cần được chăm sóc tốt, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, trẻ có thể hồi phục nhanh.

  • Cách ly trẻ bị sốt phát ban với các trẻ khác vì vậy cho trẻ nghỉ ngơi trên giường, phòng sạch sẽ thoáng. Tránh tập trung đông người
  • Rửa tay kỹ thường xuyên để tránh lây lan bệnh cho những người chưa bị trong gia đình
  • Hạ sốt cho trẻ đúng cách: Nếu bé sốt cao từ 38,5°C trở lên, bạn có thể cho bé uống paracetamol theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, chườm cho trẻ bằng nước ấm
  • Bổ sung đủ nước: Bạn nên khuyến khích bé uống đủ nước, chất điện giải bù khoáng, nước chanh, nước ép trái cây tươi... để tránh mất nước
  • Tăng cường dinh dưỡng đầy đủ đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
  • Lau sạch mũi, vệ sinh răng miệng tránh bội nhiễm vi khuẩn
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ thường xuyên, tránh kiêng gió, nước
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ cũng như các thành viên trong gia đình như vitamin C và các thực phẩm giàu vitamin C

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

31.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan