Hình ảnh siêu âm chẩn đoán bệnh xốp thận thể hiện như thế nào?

Bài được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Như Tú và Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Nam - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Bệnh xốp tủy thận còn hay gọi là chứng xốp thận được coi là rối loạn lành tính với tỉ lệ mắc khá thấp. Tuy nhiên có khoảng 10% bệnh nhân bị xốp thận dẫn đến nguy cơ mắc bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu và sỏi thận, khiến người bệnh phải chật vật lọc sỏi thận mỗi năm. Do đó chúng ta không nên chủ quan và lơ là trong việc phát hiện sớm và chữa trị bệnh này.

1. Bệnh xốp thận là gì?

Bệnh xốp thận (tên tiếng Anh là “Medullary sponge kidney” - MSK) hay còn được gọi là Lenarduzzi Cacchi Ricci, là một rối loạn bẩm sinh ở thận và đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của tháp thận phần tủy, trong đó các ống dẫn nước tiểu nhỏ giãn nở thành nang từ 1-7mm ở 1 hoặc cả 2 thận. Các nang này có dạng xốp như miếng bọt biển giữ nước tiểu chạy tự do trong ống góp và thận. Khi siêu âm có thể thấy được các nang và dễ thấy sỏi trong các nang này. Do nước tiểu ứ đọng nên những người mắc bệnh xốp thận thường có nguy cơ mắc sỏi thậnnhiễm trùng đường tiểu (UTI) cao hơn người bình thường.

bệnh xốp thận
Bệnh dễ gây sỏi ở trong các nang ở 1 hoặc cả 2 bên thận

2. Triệu chứng bệnh xốp thận

Ở giai đoạn đầu, bệnh xốp thận có thể không biểu lộ triệu chứng cụ thể. Dấu hiệu đầu tiên mà một người mắc bệnh xốp thận gặp phải có thể là nhiễm trùng đường tiểu hoặc sỏi thận. Cả hai bệnh lý này đều có những dấu hiệu và triệu chứng giống nhau như:

  • Cảm giác buốt hoặc đau khi đi tiểu
  • Thấy đau ở vùng lưng, bụng dưới hoặc háng
  • Nước tiểu có mùi hôi thối bất thường
  • Nước tiểu có nhiều bọt, màu sẫm hoặc có lẫn máu
  • Người bệnh có thể sốt và ớn lạnh
  • Khó chịu, nôn mửa.

3. Nguyên nhân gây bệnh xốp thận

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh xốp thận là lý do hình thành nang trong ống dẫn nước tiểu. Mặc dù bệnh xốp thận có thể xuất hiện ở trẻ từ lúc mới sinh ra nhưng đa phần các trường hợp bệnh đều không phải do nguyên nhân di truyền.

Nhiều giả thuyết cho rằng sự giãn nở của ống dẫn tiểu có thể do axit uric gây tắc nghẽn trong tế bào phôi hoặc do tăng canxi niệu. Tỷ lệ mắc bệnh xốp thận là 1/5000 trong đó khả năng cao những người mắc sỏi canxi thận (khoảng 12-20%) sẽ bị mắc bệnh xốp thận sau đó.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh xốp thận, chẳng hạn như:

4. Cách chẩn đoán bệnh xốp thận

Để chẩn đoán bệnh xốp thận, các bác sĩ sẽ thu thập thông tin từ các biện pháp chẩn đoán y tế phổ biến như:

  • Chụp X-quang bể thận bằng tĩnh mạch: Giúp phát hiện bất kỳ tắc nghẽn nào có trong đường tiểu và các cụm sáng thể hiện ở nang.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Cho thấy các ống dẫn tiểu bị giãn nở hoặc kéo dài.
  • Siêu âm: giúp phát hiện sỏi thận và sỏi canxi trong thận.
chẩn đoán xốp thận
Chẩn đoán bệnh xốp thận bằng chụp cắt lớp vi tính

5. Quy trình siêu âm bệnh xốp thận

5.1. Quy trình siêu âm bệnh xốp thận

Chuẩn bị trước siêu âm

  • Trước khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được thay sang quần áo chuyên dụng và nằm trên bàn, bộc lộ phần cơ thể cần kiểm tra.
  • Kỹ thuật viên sẽ bôi một lớp dầu bôi trơn lên da bệnh nhân giúp giảm độ ma sát khi di chuyển đầu dò trên da và hỗ trợ lan truyền sóng âm.
  • Đầu dò phát sóng âm tần số cao qua cơ thể bệnh nhân. Sóng âm sẽ bị xương hoặc tạng cản lại một phần và phản xạ hình ảnh lại máy tính. Tùy thuộc vào khu vực được kiểm tra mà bệnh nhân có thể cần thay đổi tư thế để kĩ thuật viên ghi lại được hình ảnh tốt.

Tiến hành siêu âm

Cả 2 bên thận sẽ được quét nhiều lớp theo mặt phẳng dọc và ngang để quan sát kĩ càng toàn bộ thể tích thận. Người bệnh thường phải nằm nghiêng, người hơi vặn vào trong để có thể giúp quá trình siêu âm dễ dàng hơn, ghi ảnh được toàn bộ thận

  • Thận phải sẽ được quét từ mặt phẳng trước bên dùng gan làm cửa sổ âm. Để quan sát cực dưới thận thì quét ở phía sau. Kỹ thuật viên y tế sẽ yêu cầu bệnh nhân hít thở sâu để di chuyển thận tránh vùng xương sườn và khí ruột.
  • Thận trái được quét ở phía sau. Cực trên có thể quét qua lá lách nhưng phần lớn sẽ phải quét qua cơ thắt lưng khiến chất lượng hình ảnh siêu âm bị giảm..

Sau khi siêu âm

Sau khi siêu âm, kỹ thuật viên sẽ lau sạch gel trên da bệnh nhân. Tổng thời gian siêu âm thường chỉ dưới 30 phút, còn tùy thuộc vào khu vực được thăm khám. Bệnh nhân có thể hoạt động bình thường ngay sau khi kết thúc siêu âm.

5.2. Hình ảnh siêu âm bệnh xốp thận

Ở bệnh xốp thận, hình ảnh siêu âm bệnh xốp thận sẽ cho thấy phần tủy thận có echo dày với những điểm có echo, một số có bóng lưng. Phương pháp siêu âm sẽ giúp phân biệt chứng xốp thận với hoại tử gai thận và thận đa nang. Để đạt được hiệu quả chẩn đoán tốt nên kết hợp với chụp thận bài tiết cản quang.

Khi có nghi ngờ và các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu (tiểu khó, tiểu rát, tiểu đau, sốt, nước tiểu không trong nên đến viện khám để dùng kháng sinh kịp thời. Đặc biệt với các trường hợp nhói buốt hoặc đau khi đi tiểu, nghi ngờ nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận thì nên chú ý tìm kiếm thêm các dấu hiệu của bệnh xốp thận thông qua các kĩ thuật y tế như siêu âm, X-quang, chụp cắt lớp vi tính CT.

Video đề xuất:

Người bị sỏi thận nên ăn gì?

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

26.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan