Hạ đường huyết tiểu đường: Triệu chứng và nguyên nhân

Hạ đường huyết tiểu đường xảy ra khi người mắc bệnh tiểu đường không có đủ đường (glucose) trong máu. Glucose là nguồn nhiên liệu chính để cơ thể và não bộ hoạt động.

1. Triệu chứng của hạ đường huyết tiểu đường

Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) tức là mức đường trong máu dưới 70 miligam mỗi decilit (mg /dL), hoặc 3.9 millimole mỗi lít (mmol/L). Lượng đường trong máu có thể tăng một cách nhanh chóng bằng cách ăn hoặc uống bổ sung đường như uống viên glucose hoặc nước ép trái cây.

1.1 Triệu chứng ban đầu

Các triệu chứng ban đầu của hạ đường huyết tiểu đường bao gồm:

  • Run rẩy;
  • Chóng mặt;
  • Đổ mồ hôi;
  • Đói;
  • Tim đập nhanh;
  • Không có khả năng tập trung;
  • Lú lẫn;
  • Khó chịu hoặc ủ rũ;
  • Lo lắng hay hồi hộp;
  • Đau đầu.

1.2 Dấu hiệu và triệu chứng ban đêm

Nếu hạ đường huyết tiểu đường xảy ra khi bạn đang ngủ, các triệu chứng bao gồm:

  • Chăn, ga hoặc quần áo ngủ bị ẩm ướt do đổ nhiều;
  • Ác mộng;
  • Mệt mỏi, khó chịu hoặc bối rối khi thức dậy;
ác mộng
Hạ đường huyết tiểu đường xảy ra khi đang ngủ gây nên tình trạng gặp ác mộng

1.3 Dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng

Nếu hạ đường huyết tiểu đường không được điều trị, các triệu chứng nặng của hạ đường huyết có thể xảy ra, chúng bao gồm:

  • Chuyển động khó khăn;
  • Không có khả năng ăn hoặc uống;
  • Yếu cơ;
  • Nói khó hoặc nói chậm;
  • Nhìn mờ hoặc nhìn đôi;
  • Buồn ngủ;
  • Lú lẫn;
  • Co giật;
  • Vô thức;
  • Tử vong.

Các triệu chứng có thể khác nhau từ người này sang người khác hoặc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Một số người không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Vì vậy điều quan trọng là phải theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và theo dõi cảm giác khi lượng đường trong máu thấp.

Hạ đường huyết nếu không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như co giật hoặc bất tỉnh và cần được chăm sóc khẩn cấp. Nếu một người đang bị mất ý thức hoặc không thể nuốt glucose do lượng đường trong máu thấp.

Đừng tiêm insulin, vì điều này sẽ khiến lượng đường trong máu giảm hơn nữa. Trong trường hợp đó, hãy tiêm glucagon, một loại hormone kích thích giải phóng đường vào máu hoặc gọi dịch vụ cấp cứu để được điều trị ngay lập tức. Nếu triệu chứng hạ đường huyết xuất hiện vài lần trong một tuần hoặc nhiều hơn, hãy đi kiểm tra sức khỏe và có thể cần phải thay đổi liều lượng thuốc trị bệnh tiểu đường.

co giật
Co giật có thể xảy ra khi hạ đường huyết không được điều trị sớm

2. Nguyên nhân hạ đường huyết tiểu đường

Lượng đường trong máu thấp khá phổ biến ở những người dùng insulin, nhưng nó cũng có thể là hậu quả nếu uống một số loại thuốc trị tiểu đường. Nguyên nhân phổ biến của hạ đường huyết tiểu đường bao gồm:

  • Dùng quá nhiều insulin hoặc thuốc trị tiểu đường;
  • Không ăn đủ;
  • Trì hoãn hoặc bỏ bữa ăn;
  • Tập thể dục/hoạt động thể chất nhiều mà không ăn đủ;
  • Uống rượu.

3. Điều hòa đường huyết

Hormone insulin làm giảm lượng đường trong máu. Người mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 cần insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Nhưng dùng nhiều insulin hơn mức cần thiết có thể khiến lượng đường trong máu đi xuống quá thấp và dẫn đến hạ đường huyết.

Lượng đường trong máu cũng có thể giảm quá thấp nếu sau khi uống thuốc trị tiểu đường nhưng lại ăn ít hơn bình thường (hầu hết glucose của cơ thể được cung cấp từ thực phẩm) hoặc nếu tập thể dục nhiều hơn bình thường mà không sử dụng thêm glucose. Duy trì sự cân bằng giữa insulin, thực phẩm và hoạt động không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng nó vẫn có thể thực hiện được để ngăn ngừa lượng đường trong máu thấp.

kháng insulin
Insulin dùng để kiểm soát lượng đường trong máu

4. Các yếu tố nguy cơ của hạ đường huyết tiểu đường

Một số người có nguy cơ bị hạ đường huyết tiểu đường cao hơn những người khác:

  • Người sử dụng insulin;
  • Người dùng một số loại thuốc tiểu đường uống (sulfonylureas);
  • Trẻ nhỏ và người lớn tuổi;
  • Người bị suy yếu chức năng gan hoặc thận;
  • Người bị tiểu đường trong một thời gian dài;
  • Người không cảm thấy các triệu chứng đường huyết thấp (hạ đường huyết không nhận thức được);
  • Người dùng nhiều loại thuốc;
  • Người bị khuyết tật chặn phản ứng nhanh với mức đường trong máu giảm;
  • Người uống rượu.

5. Biến chứng hạ đường huyết tiểu đường

Nếu các triệu chứng hạ đường huyết bị bỏ qua quá lâu có thể dẫn đến việc mất ý thức, vì não cần glucose để hoạt động. Cần nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng hạ đường huyết, vì nếu không được điều trị, hạ đường huyết có thể dẫn đến các hiện tượng như:

  • Co giật
  • Mất ý thức
  • Tử vong
tử vong
Biến chứng hạ đường huyết tiểu đường có thể dẫn đến tử vong

6. Phòng ngừa hạ đường huyết tiểu đường

Để ngăn ngừa hạ đường huyết tiểu đường, chúng ta cần làm những công việc sau:

  • Theo dõi lượng đường trong máu. Tùy thuộc vào kế hoạch điều trị để kiểm tra và ghi lại mức đường trong máu vài lần một tuần hoặc nhiều lần trong ngày. Theo dõi cẩn thận là cách duy nhất để đảm bảo rằng lượng đường trong máu vẫn nằm trong phạm vi bình thường.
  • Đừng bỏ qua hoặc trì hoãn các bữa ăn hoặc đồ ăn nhẹ. Nếu dùng insulin hoặc thuốc trị tiểu đường đường uống, hãy nhất quán về số lượng và thời gian của các bữa ăn.
  • Uống thuốc cẩn thận và dùng đúng giờ. Dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Điều chỉnh thuốc hoặc ăn thêm đồ ăn nhẹ nếu tăng cường các hoạt động thể chất. Việc điều chỉnh phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm đường trong máu, loại, thời gian hoạt động và loại thuốc đang dùng.
  • Uống rượu khi bụng đói có thể gây hạ đường huyết. Rượu cũng có thể gây chậm hạ đường huyết vài giờ sau đó, cho nên việc theo dõi lượng đường trong máu rất quan trọng hơn.
  • Ghi lại các phản ứng glucose thấp. Điều này có thể giúp bạn xác định các nguyên nhân góp phần gây hạ đường huyết và tìm cách ngăn chặn chúng.
  • Mang theo một số vật dụng để bạn có thể được nhận dạng là bệnh tiểu đường trong trường hợp khẩn cấp. Vì trong trường hợp đó, những người khác sẽ biết rằng bạn bị tiểu đường và có can thiệp phù hợp.

Hạ đường huyết tiểu đường nếu không được cấp cứu, xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những người mắc bệnh tiểu đường nên chủ động kiểm tra, theo dõi chỉ số đường huyết của mình chặt chẽ. Cách bảo vệ sức khỏe tốt đó là khám sức khỏe tổng quát định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan