Giá trị của siêu âm trong chẩn đoán giun

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.Nguyễn Đình Hùng - Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Nhiễm giun sán là bệnh lý phổ biến trên thế giới, nếu không có những biện pháp điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh tiến triển nặng thành viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, giảm protein máu,... Siêu âm được coi là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiệu quả nhất giúp phát hiện giun sán ở vào giai đoạn đầu của bệnh.

1. Một số thông tin cơ bản về giun sán kí sinh trong cơ thể người

1.1 Giun đũa

Giun có kích thước lớn ký sinh tại ruột non, con đực trưởng thành có thể dài 17cm còn con cái có thể lên đến 25cm. Người bệnh có thể bị nhiễm giun đũa do nuốt phải trứng giun có trong đất bị nhiễm từ phân người. Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người. Trẻ em là đối tượng dễ mắc giun đũa nhất.

1.2 Giun móc/Giun mỏ

Giun móc, giun mỏ là hai loại giun cùng ký sinh ở người và giống nhau về đặc điểm sinh học, dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị. Bệnh lây truyền qua da hoặc niêm mạc như kẽ tay kẽ chân,... rồi theo đường tĩnh mạch chạy về tim và phổi. Hoặc bệnh có thể lây nhiễm thông qua việc ăn uống nước hoặc thức ăn có chứa ấu trùng.

1.3 Giun tóc

Hầu hết bệnh nhân bị nhiễm giun tóc không có biểu hiện cụ thể, một số trường hợp có biểu hiện giống bệnh lỵ như: đau vùng đại tràng, đại tiện nhiều lần trên ngày, phân có thể lẫn nhầy và máu,... Giun tóc có trong phân người, người nhiễm giun tóc là do ăn uống phải đồ ăn có chứa trứng giun tóc đã phát triển đến giai đoạn ấu trùng.

Đau bụng sau khi hút thai chân không
Bệnh nhân nhiễm giun tóc hầu như không có triệu chứng rõ rệt

1.4 Giun kim

Giun kim có màu trắng sữa, đầu hơi phình ra và vỏ có khía, đối với trẻ em bị nhiễm giun kim có thể quan sát bằng mắt thường ở rìa hậu môn, khi trẻ đi đại tiện ra phân rắn có thể thấy ở rìa khuôn phân. Giun kim chủ yếu lây qua đường ăn uống, khi mà trẻ dùng tay gãi hậu môn rồi cần thức ăn, hoặc cũng có thể do thói quen mút tay ở trẻ nhỏ.

1.5 Giun chỉ bạch huyết

Bệnh giun chỉ bạch huyết thường xuất hiện ở những nơi có khí hậu nóng ẩm, bệnh phát triển thông qua 2 vật chủ là người và muỗi truyền bệnh. Bệnh có thời gian ủ từ 6 tháng đến 1 năm và hầu như không có biểu hiện rõ ràng. Tất cả mọi người đều có khả năng nhiễm giun chỉ bạch huyết và nguyên nhân truyền bệnh duy nhất là do muỗi đốt.

1.6 Giun xoắn

Ấu trùng giun xoắn ký sinh bên trong các tổ chức cơ, được bao bọc bởi màng bao tạo thành kén, tùy thuộc và vật chủ mà màng kén sẽ có đặc điểm khác nhau. Nguyên nhân nhiễm bệnh chủ yếu do ăn những thức ăn tái sống như tiết canh lợn, thịt lợn chế biến chưa kỹ,...

1.7 Giun lươn

Thông thường giun non sinh trưởng ở ruột non, thường xuất hiện ở những nước có khí hậu nóng ấm, một số ít tại vùng ôn đới. Ổ bệnh giun lươn chính là cơ thể người, một số khác tại ở động vật như khỉ, chó, vượn,... Bệnh cũng lây truyền qua da hoặc niêm mạc, có những trường hợp truyền nhiễm ngược dòng. Tức là ấu trùng giun lươn còn sót lại ở hậu môn phát triển thành ấu trùng thực quản và gây nhiễm bệnh lại cho người.

Bệnh giun lươn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống
Ổ bệnh của giun lươn chính là trên cơ thể người

2. Ảnh hưởng của giun sán đối với sức khỏe

Giun sán sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng của thức ăn mà bạn nạp vào cơ thể, giun sán phát triển càng nhiều thì lượng dinh dưỡng mất đi càng nhiều, việc này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Không những thế, một số loại giun còn hút máu gây ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng.

● Những chất thải do giun sán tiết ra có thể chuyển hóa và gây độc cho cơ thể người, tạo nên những cảm giác như buồn nôn, chán ăn, mất ngủ,...

● Giun móc và giun tóc còn gây nên một số tác hại cơ học như viêm loét ruột, giun đũa khiến viêm tắc ruột, tắc ống mật.

● Ngoài ra nhiễm giun sán có thể gây dị ứng, tình trạng nặng có thể dẫn tới phù nề.

3. Ý nghĩa của siêu âm trong chẩn đoán giun

Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được dùng trong xét nghiệm chẩn đoán giun là siêu âm, chụp X-quang, chụp CT. Tuy nhiên siêu âm thường được sử dụng phổ biến khi người bệnh nhiễm giun sán ở giai đoạn đầu. Chụp X-quang và chụp CT thường được chỉ định khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng, giá thành thực hiện khá cao.
Siêu âm chẩn đoán giun sán được đánh giá là phương pháp an toàn, độ chính xác cao và được sử dụng chủ yếu trong những bệnh như: sán lá gan,sán chó, viêm gan do amip, giun chui ống mật. Không những thế giá thành khi thực hiện phương pháp siêu âm chẩn đoán giun khá rẻ, có thể thực hiện trong những lần khám sức khỏe tổng quát. Ngoài ra các tổn thương nhỏ và sớm chưa có biểu hiện lâm sàng có thể được tầm soát và phát hiện khi làm siêu âm ổ bụng tổng quát ( Nhất là ở gan ). Bên cạnh đó việc siêu âm hỗ trợ trong điều trị và theo dõi sau điều trị cũng là lựa chọn an toàn, chi phí thấp và giá trị ứng dụng cao.

Siêu âm ổ bụng
Siêu âm là biện pháp thường được sử dụng trong xét nghiệm chẩn đoán giun

Theo như khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO và Bộ Y tế Việt Nam, mỗi người nên đi kiểm tra giun sán định kỳ 6 tháng - 1 năm, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Lúc này, siêu âm chẩn đoán giun sán được sử dụng để kiểm tra là phổ biến nhất. Nếu bệnh có dấu hiệu phát triển nặng hơn thì sử dụng những biện pháp cao cấp hơn như xét nghiệm miễn dịch huyết thanh ELISA.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan