Gây tê tủy sống phẫu thuật nong niệu đạo

Bài viết được tư vấn chuyên môn Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Ngát - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Gây tê tủy sống phẫu thuật nong niệu đạo là phương pháp ức chế dẫn truyền thần kinh qua tủy sống của người bệnh. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách tiêm thuốc tê và khoang dưới nhện. Kỹ thuật Gây tê tủy sống phẫu thuật nong niệu đạo là cách tốt giúp người bệnh giảm đau trong phẫu thuật nong niệu đạo.

1. Gây tê tủy sống phẫu thuật nong niệu đạo được chỉ định trong những trường hợp nào?

Gây tê tủy sống phẫu thuật nong niệu đạo là kỹ thuật vô cảm phù hợp cho phẫu thuật nong niệu đạo do mức chi phối thần kinh đảm bảo bệnh nhân không bị đau đớn, mềm cơ và ít ảnh hưởng đến chức năng hô hấp tuần hoàn. Tê tủy sống được lựa chọn khi không có chống chỉ định.

2. Chống chỉ định gây tê tủy sống phẫu thuật nong niệu đạo khi nào?

Gây tê tủy sống là chỉ định phù hợp cho phẫu thuật nong niệu đạo nhưng không phải trường hợp nào cũng sử dụng được kỹ thuật này. Các chống chỉ định cụ thể như sau:

Đầu tiên, gây tê tủy sống phẫu thuật nong niệu đạo sẽ không được chỉ định nếu người bệnh từ chối. Bác sĩ sẽ tôn trọng ý kiến của bệnh nhân và đưa ra các phương pháp khác phù hợp hơn.

Bệnh nhân bị dị ứng thuốc tê, viêm nhiễm vùng chọc kim gây tê sẽ không được chỉ định gây tê tủy sống phẫu thuật nong niệu đạo.

Bệnh nhân thiếu khối lượng tuần hoàn chưa bù đủ, sốc, rối loạn đông máu nặng, hẹp van hai lá khít, van động mạch chủ khít hay tăng áp lực nội sọ.

Gây tê tủy sống
Gây tê tủy sống phẫu thuật nong niệu đạo sẽ được chỉ định trong những trường hợp cần vô cảm

3. Người bệnh cần chuẩn bị gì trước khi gây tê tủy sống phẫu thuật nong niệu đạo?

Đầu tiên người bệnh cần đến thăm khám trước khi mổ, bác sĩ sẽ giải thích và cung cấp các quy trình để người bệnh dễ dàng phối hợp. Sau đó, các nhân viên y tế sẽ vệ sinh vùng gây tê, cho người bệnh uống thuốc an thần tối hôm trước (nếu cần).

4. Cách bước tiến hành gây tê tủy sống phẫu thuật nong niệu đạo

Bước 1: Dự phòng hạ huyết áp

Bệnh nhân sẽ được đặt một đường truyền tĩnh mạch có hiệu quả và bù dịch từ 5-10 ml/kg với một người lớn.

Bước 2: Tư thế của bệnh nhân

Với kỹ thuật gây tê tủy sống phẫu thuật nong niệu đạo, bệnh nhân có thể được đặt ở hai tư thế là ngồi hoặc nằm. Tư thế ngồi yêu cầu người bệnh phải ngồi cong lưng, đầu cúi sao cho cằm tì vào ngực, chân có thể đặt trên ghế hoặc duỗi thẳng trên bàn mổ. Với tư thế nằm thì người bệnh cần nằm nghiêng cong lưng, hai đầu gối phải áp sát vào bụng và tì cằm vào ngực.

Bước 3: Sát trùng và chuẩn bị

Bệnh nhân sẽ phải sát trùng vùng chọc kim 3 lần bằng dung dịch sát trùng, sau đó phủ khăn lỗ vô trùng. Trong khi đó, bác sỹ thực hiện thủ thuật sẽ phải đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay, mặc áo, đi găng vô khuẩn.

Bước 4: Kỹ thuật gây tê tủy sống

Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể lựa chọn gây tê đường giữa hoặc đường bên. Khi gây tê đường giữa, kim được chọc vào khe giữa hai đốt sống, thông thường sẽ là vị trí L2-L3 đến L4-L5. Còn gây tê bằng đường bên thì kim sẽ chọc vào vị trí cách đường giữa 1-2 cm, hướng của kim là vào đường giữa, lên trên và ra trước.

Trong khi chọc kim, mặt vát của kim gây tê phải được hướng song song với cột sống của người bệnh. Độ sâu của kim chọc sẽ được xác định khi người thực hiện gây tê cảm nhận được cảm giác mất sức cản do kim đi qua màng cứng. Nếu có dịch não tủy chảy ra thì phải quay mũi vát của kim về phía đầu của bệnh nhân và tiến hành bơm thuốc tê.

Gây tê tủy sống
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể lựa chọn gây tê đường giữa hoặc đường bên

5. Những tai biến và cách xử trí khi gây tê tủy sống phẫu thuật nong niệu đạo

Tuy rất hiếm nhưng bệnh nhân có thể bị ngộ độc thuốc tê nếu tiêm nhầm thuốc tê vào mạch máu. Lúc này, người thực hiện cần dừng sử dụng thuốc tê, chống co giật, cấp cứu hồi sức hô hấp, tuần hoàn, truyền intralipid khi bị ngộ độc thuốc tê như bupivacain và ropivacain. Trường hợp dị ứng hoặc sốc phản vệ với thuốc tê, người bệnh cần dừng sử dụng thuốc tê ngay và thay vào đó là sử dụng các phác đồ chống sốc phản vệ theo bộ Y tế.

Một số tai biến, tác dụng phụ khác khi gây tê tủy sống phẫu thuật nong niệu đạo như sau:

  • Đau đầu: bệnh nhân cần nằm bất động, sử dụng thuốc giảm đau và bù đủ dịch. Vá màng cứng bằng máu tự thân là tiêu chuẩn vàng để điều trị đau đầu sau gây tê tủy sống.
  • Hạ huyết áp hay mạch chậm: Sử dụng thuốc co mạch như ephedrin, adrenalin, atropin... và bù dịch là cách điều trị tốt.
  • Buồn nôn và nôn: điều trị cần kiểm soát huyết áp của bệnh nhân, có thể sử dụng thuốc chống nôn nếu cần.
  • Gây tê tủy sống toàn bộ: Trường hợp này khá nguy hiểm, người bệnh cần được cấp cứu hồi sức hô hấp và tuần hoàn ngay.
  • Một số tai biến khác như tổn thương tủy sống, máu quanh tủy, hội chứng đuôi ngựa, viêm màng não tủy. Những trường hợp này cần được hội chẩn và thăm dò thêm để xác định tổn thương.

Gây tê tủy sống phẫu thuật nong niệu đạo là phương pháp cần thiết khi tiến hành phẫu thuật nong niệu đạo. Tuy nhiên nếu người bệnh không phù hợp với phương pháp này thì bác sĩ cũng có thể chỉ định những phương pháp giảm đau khác cho bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật.

Với mục tiêu mang đến cho người bệnh những kỹ thuật y khoa tiên tiến nhất trên thế giới, hạn chế biến chứng và rủi ro, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã triển khai áp dụng kỹ thuật gây tê mặt phẳng sống ESP. Đây là kỹ thuật giảm đau có thể thay thế hoàn toàn morphin giảm đau trong phẫu thuật tim hở và phẫu thuật lồng ngực ở cả người lớn và trẻ em với nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Giúp giảm đau toàn diện, không biến chứng, rút ngắn thời gian hồi sức tích cực, loại trừ nguy cơ đau sau mổ và đau mãn tính trên 96% bệnh nhân mổ tim.
  • Không ảnh hưởng trực tiếp đến tủy sống và những cấu trúc giải phẫu của thần kinh
  • An toàn hơn do thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm
  • Không có trường hợp phải thêm liều giảm đau morphin khi rạch da, cưa xương ức.
  • Giảm đáng kể liều thuốc giảm đau Sufentanil trong mổ.
  • Mức độ đau sau rút ống nội khí quản, khi vận động và khi rút ống dẫn lưu (VAS <3).
  • Không có biến chứng tụ máu, tụt huyết áp hay tê quá mức, ức chế hô hấp, ngộ độc thuốc tê.

Bác sĩ Ngát có kinh nghiệm trên 15 năm làm bác sĩ Gây mê hồi sức tại các Bệnh viện: Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Bộ công an, Bệnh viện Tâm Trí Đà Nẵng. Hiện tại, đang là Bác sĩ gây mê Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

236 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan