Gây mê nội khí quản phẫu thuật Glocom ác tính trên mắt độc nhất gần mù

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Bình - Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Gây mê nội khí quản là kỹ thuật gây mê toàn thân có đặt ống nội khí quản nhằm mục đích kiểm soát hô hấp trong suốt cuộc phẫu thuật và hồi sức sau phẫu thuật. Gây mê nội khí quản là phương pháp hiệu quả, an toàn được áp dụng phổ biến trong các cuộc phẫu thuật trong đó có phẫu thuật Glocom ác tính trên mắt độc nhất gần mù.

1. Tìm hiểu về gây mê nội khí quản phẫu thuật Glocom ác tính trên mắt độc nhất gần mù

Glocom ác tính là bệnh lý nguy hiểm, bệnh biểu hiện đau nửa đầu dữ dội và mắt cùng bên. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.

Điều trị bệnh Glocom ác tính là phẫu thuật sớm, đây là một phẫu thuật phức tạp xảy ra trên mắt, quá trình phẫu thuật cắt bè củng giác mạc bao gồm tạo lỗ rò, lấy thủy tinh thể, cắt dịch kính trước do vậy bệnh nhân cần được gây mê nhằm kiểm soát hô hấp, giảm đau cho bệnh nhân.

Gây mê nội khí quản trong phẫu thuật Glocom ác tính được chỉ định trong các trường hợp không thể kiểm soát hô hấp bằng gây mê qua mặt nạ, duy trì mê bằng thuốc mê đường hô hấp hoặc thuốc mê tĩnh mạch, để tự thở hoặc hô hấp điều khiển.

Chống chỉ định của gây mê nội khí quản ở những nơi không có đầy đủ phương tiện hồi sức, không thành thạo kỹ thuật.

Bệnh Glocom ở mắt
Bệnh Glocom không được điều trị kịp thời có thể khiến bệnh nhân mù lòa

2. Quy trình gây mê nội khí quản phẫu thuật Glocom ác tính trên mắt độc nhất gần mù

2.1 Chuẩn bị

  • Phương tiện: Đèn nội khí quản, lưỡi đèn nội khí quản thẳng, cong, các cỡ khác nhau, 1 kìm Magill, 1 mandrin mềm, ống nội khí quản các cỡ khác nhau, 1 bơm tiêm l0ml, 1 canun, ống thông hút phế quản và ống hút miệng, mặt nạ, máy hút, máy thở, máy mê, hoặc phương tiện bóp tay.
  • Người bệnh: giải thích các nguy cơ tai biến có thể xảy ra trong quá trình gây mê, đặt bệnh nhân nằm ngửa trên bàn.

2.2 Các bước tiến hành

Bước 1: Tiền mê bằng Atropin và Midazolam

Bước 2: Khởi mê

  • Cho thở oxy 100% trước khi khởi mê tối thiểu 3 phút.
  • Khởi mê bằng các thuốc gây mê thông thường là fentanyl, các thuốc gây ngủ (thiopental, propofol,...) và thuốc giãn cơ (succinylcholin, norcuron, pavulon, arduan, tracrium)

Bước 3: Đặt ống nội khí quản

  • Để đầu bệnh nhân ngửa, tư thế đầu phải đặt để đảm bảo thành công là khi nhìn vào miệng, hầu và thanh quản nằm trên một trục thẳng.
  • Tiến hành đặt ống: tay trái cầm đèn soi thanh quản, tay phải mở rộng miệng người bệnh. Lưỡi đèn đưa vào phía môi bên phải, đẩy dần xuống dưới theo lưỡi cho tới khi mũi đèn nằm ở vị trí mép gập lưỡi nắp thanh quản. Nâng đèn soi thanh quản lên cao và nhẹ nhàng tiến về phía trước, nhìn thấy lỗ thanh môn.
  • Dùng tay phải, đưa ống nội khí quản vào góc mép mỗi bên phải, đưa vào qua lỗ thanh môn. Dừng đưa ống lại sau khi bóng của ống nội khí quản vượt qua dây thanh âm khoảng 2cm.
Đặt nội khí quản
Đặt ống nội khí quản qua miệng của bệnh nhân

Bước 4: Đưa đèn soi thanh quản ra ngoài nhẹ nhàng bằng tay trái.

Bước 5: Kiểm tra vị trí đặt ống bằng cách nghe phổi hai phế trường, hai hõm nách có tiếng rì rào phế nang 2 phổi đồng đều, ống đã nằm đúng vị trí hoặc giá trị SaO2 và EtCO2 cho phép xác định vị trí đúng của ống nội khí quản.

Bước 6. Cố định ống bằng hai băng dính, đặt canuyn vào miệng để tránh cắn ống.

Bước 7: Duy trì thuốc mê trong suốt quá trình phẫu thuật.

3. Lưu ý trong quá trình gây mê nội khí quản phẫu thuật Glocom ác tính trên mắt độc nhất gần mù

  • Trước khi kết thúc cuộc phẫu thuật, giảm liều thuốc mê tĩnh mạch đường bơm tiêm điện, giảm liều thuốc mê bốc hơi;
  • Theo dõi các thông số khi duy trì mê: mạch, huyết áp, SaO2;
  • Lưu ý tránh tụt ống nội khí quản, gập ống, ống bị đẩy sâu;
  • Phòng buồn nôn, nôn bằng các thuốc chống nôn;
Ondansetron là thuốc chống nôn sau khi phẫu thuật
Thuốc chống nôn giúp người bệnh thoải mái hơn trong quá trình phẫu thuật

  • Chấn thương khi đặt ống cần mở rộng miệng bệnh nhân để tránh gây thương tổn môi dưới.
  • Đặt nhầm vào dạ dày: nghe phổi kiểm tra xác định đúng vị trí của ống nội khí quản;
  • Gập ống nội khí quản, tụt ống, ống bị đẩy sâu làm loại trừ một phổi: theo dõi các thông số hô hấp (SaO2, EtCO2, áp lực đường thở) phát hiện gập, tụt ống nội khí quản;
  • Lưu ý các tai biến do thuốc gây mê cần có các phương tiện để xử lý kịp thời;
  • Lưu ý các tai biến do phản xạ khi phẫu thuật vùng mắt gây ra như mạch chậm;
  • Tăng mạch, tăng huyết áp trong giai đoạn đặt nội khí quản cần được kiểm soát bằng các thuốc.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai 2 gói khám, điều trị Glocom gồm: Gói khám phát hiện sớm Glocom và Gói phẫu thuật cắt bè củng giác mạc giúp:

  • Khám mắt toàn diện và chỉ định phẫu thuật (nếu có) bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.
  • Tư vấn thuốc, thực phẩm, những yếu tố có thể ảnh hưởng đến phẫu thuật..
  • Khám gây mê hồi sức đánh giá tình trạng toàn thân của người bệnh trước phẫu thuật.
  • Giải thích tiên lượng phẫu thuật.

Bác sĩ Nguyễn Bình đã có hơn 20 năm kinh trong lĩnh vực gây mê- hồi sức trong phẫu thuật lồng ngực, gây mê hồi sức bệnh nhân cao tuổi... Hiện là Bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán glocom

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

828 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan