Điểm mặt dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể. Nó tiết ra các hormone giúp điều hoà các hoạt động chuyển hoá cơ bản nhất của cơ thể. Bất cứ sự rối loạn nào về tiết hormon của tuyến giáp đều sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ thể bạn. Tuy nhiên, các biểu hiện về rối loạn chức năng tuyến giáp thường nhầm lẫn với các dấu hiệu bệnh lý khác và có thể bị bỏ sót nên khiến cho việc thăm khám và điều trị trở nên khó khăn hơn.

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi ThS. BS Lê Thị My, Giám đốc trung tâm bệnh lý tuyến giáp, Bệnh viện Vinmec Times City

1. Chức năng của tuyến giáp trong cơ thể

Các rối loạn về chức năng của tuyến giáp chia thành 2 nhóm chính phổ biến nhất hiện nay là cường giáp và suy tuyến giáp. Trong đó, cường giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức, tiết quá nhiều hormone. Nguyên nhân cường giáp có thể do rối loạn nội tiết, do bệnh Basedow thường gặp ở phụ nữ từ 30-50 tuổi, hoặc do sử dụng quá liều iod trong quá trình điều trị bệnh.

Suy giápbệnh tự miễn xảy ra khi tuyến giáp hoạt động kém, suy yếu. Nguyên nhân suy giáp có thể do người bệnh đã từng cắt bỏ tuyến giáp, thiếu iod, sử dụng thuốc kháng giáp trạng hoặc do thay đổi nội tiết tố.

Cả hai tình trạng trên nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của sức khỏe, nhất là chức năng hoạt động của tuyến giáp, thậm chí có thể dẫn đến bệnh ung thư tuyến giáp.

2. Các dấu hiệu nhận biết của tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp

  • Bướu cổ/ cổ to có thể đi kèm với tình trạng nuốt nghẹn, nuốt vướng hoặc khó thở.
  • Hội chứng viêm cánh tay, đau cơ khớp: bạn sẽ thấy tê ngứa cánh tay do lượng hormone tín hiệu bị thiếu dẫn đến việc não gửi thông tin đến các cơ chậm hơn bình thường. Còn đối với cường giáp, người bệnh rất dễ bị cứng khớp và khó phối hợp các chi.
  • Tóc và da suy yếu: Khi bạn bị suy giáp, tóc sẽ giòn, xơ, dễ gãy và da trở nên khô, bong tróc và dễ bị lạnh. Nguyên nhân là do rối loạn hormone giáp làm tóc khó tăng trưởng. Ngược lại người bệnh cường giáp da thường nhạy cảm với nóng, ra nhiều mồ hôi.
  • Rối loạn kinh nguyệt và có nguy cơ bị vô sinh: Suy giáp ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề kinh nguyệt. Suy giáp có thể bị rong kinh, đa kinh. Ngược lại cường giáp có thể gây vô kinh hoặc ít kinh (kỳ kinh ngắn hơn). Tình trạng này là do nồng độ hormone thay đổi, gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt, và làm thay đổi chu kỳ kinh. Từ đó khiến các nang trứng cũng bị rối loạn theo, khiến quá trình thụ tinh và sinh con trở nên khó khăn.
  • Giảm ham muốn: Các bệnh về tuyến giáp đều liên quan trực tiếp đến hormone. Vì thế nếu bệnh phát triển lâu dài sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố estrogen, khiến người bệnh không còn ham muốn và vô sinh. Bệnh tuyến giáp đặc biệt có tác động tới kinh nguyệt cũng như chu kỳ rụng trứng.
  • Gặp vấn đề về đường ruột: Hormon tuyến giáp ảnh hưởng tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể và hệ tiêu hóa cũng không phải ngoại lệ. Đối với người bị bệnh suy giáp thì sẽ dễ bị táo bón còn người bị cường giáp thì thường bị tiêu chảy và đau bụng.
Bệnh lý tuyến giáp và những vấn đề xung quanh nó
Bệnh lý tuyến giáp và những vấn đề xung quanh nó
  • Những thay đổi về hệ tim mạch: Hormone từ tuyến giáp có ảnh hưởng lớn đến vấn đề tim mạch, dẫn đến tình trạng kích thích làm tăng giảm nhịp tim và sức bơm máu. Nếu bạn bị cường giáp khiến huyết áp tăng và nhịp nhanh, người bệnh có cảm giác hồi hộp đánh trống ngực. Ngược lại suy giáp khiến nhịp tim giảm.
  • Mệt mỏi, trầm cảm và lo âu: Khi mắc các bệnh về tuyến giáp, hormone bị suy giảm do đó cơ sẽ không được thúc đẩy và gây ra tình trạng mệt mỏi. Đặc biệt, cường giáp còn có thể khiến bạn mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Serotonin là một loại hormone có tác dụng giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Việc sản xuất quá ít hormone tuyến giáp có thể gây ảnh hưởng đến lượng serotonin trong não. Do đó, khi tuyến giáp hoạt động không tốt, lượng serotonin trong não bị giảm đi, khiến bạn luôn cảm thấy chán nản và mệt mỏi.
  • Cân nặng thay đổi: Khi bị cường giáp, các quá trình chuyển hoá diễn ra quá mức khiến bạn gầy sút cân nhiều cho dù không thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc thậm chí còn ăn nhiều hơn. Còn với suy giáp, bạn không có cảm giác muốn ăn và dù không ăn bạn vẫn có xu hướng tăng cân.

Bệnh lý tuyến giáp hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bạn phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, bên cạnh việc kiểm tra sức khỏe định kỳ,bạn có thể tự kiểm tra tuyến giáp tại nhà để phát hiện những thay đổi sớm nhất của tuyến giáp nếu có nhé.

Hiện nay với mức độ tăng cao của ung thư giáp cũng như các bệnh lý về tuyến giáp, chính vì vậy, nhu cầu được thăm khám và điều trị chuyên sâu về bệnh lý này là hết sức cần thiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan