Đặt nội khí quản ở người lớn

Kỹ thuật đặt nội khí quản ở người lớn giúp bệnh nhân duy trì đường thở do chấn thương, bệnh lý hay nhiễm trùng làm ngưng đường thở cấp tính. Đây là kĩ thuật khó, nhưng rất quan trọng trong cấp cứu hồi sức bệnh nhân.

1. Đặt nội khí quản ở người lớn khi nào?

Kỹ thuật đặt nội khí quản ở người lớn được thực hiện trong những trường hợp cần thiết, khi bệnh nhân bị ngừng thở cấp tính trong:

  • Rối loạn ý thức;
  • Chấn thương;
  • Suy hô hấp;
  • Mất khả năng bảo vệ đường hô hấp;
  • Duy trì hô hấp.

Cần lưu ý không đặt nội khí quản trong các trường hợp như: bệnh nhân bị tổn thương thanh khí quản, hoặc bị dị dạng, chấn thương hàm mặt. Đặt nội khí quản cho người già cần đặc biệt lưu ý. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết đặt nội khí quản cho trẻ em tại đây.

Đặt ống nội khí quản
Đặt ống nội khí quản để duy trì khả năng hô hấp cho bệnh nhân

2. Dụng cụ cần thiết trong đặt nội khí quản

Các dụng cụ, thiết bị cần chuẩn bị đầy đủ để thực hiện thủ thuật đặt nội khí quản như sau:

  • Nguồn oxy;
  • Máy theo dõi điện tim;
  • Máy đo nồng độ oxy máu mao mạch;
  • Đèn và lưỡi thanh quản;
  • Thiết bị hút đờm;
  • Ống nội khí quản;
  • Bơm tiêm 10ml;
  • Que dẫn đường;
  • Dụng cụ cố định ống nội khí quản.
  • Thiết bị kiểm tra vị trí ống nội khí quản.

Với bệnh nhân người lớn, có thể chọn lưỡi thanh quản là lưỡi cong (cỡ 3 hoặc 4) hoặc thẳng (cỡ 2 hoặc 3). Kích thước ống nội khí quản khác nhau giữa bệnh nhân nam và nữ, ở nam là ống đường kính 8 – 8.5 mm, ở nữ là 7.5 – 8 mm.

Trong kĩ thuật này, đặt chính xác vị trí ống nội khí quản vô cùng quan trọng, vì thế ngoài yêu cầu kỹ thuật viên được đào tạo, có kinh nghiệm thì cần thiết bị hỗ trợ kiểm tra vị trí cũng như theo dõi đưa ống vào chính xác.

Hình ảnh ống nội khí quản
Kích thước ống nội khí quản đa dạng

3. Thực hiện đặt ống nội khí quản ở người lớn

Thực hiện thủ thuật như sau:

3.1. Đo nồng độ oxy máu mao mạch.

Theo dõi điện tim liên tục.

3.2. Kiểm tra thiết bị: đèn soi thanh quản, cuff ống nội khí quản, thiết bị hút đờm.
Chọn ống nội khí quản và luồn que dẫn đường vào lòng ống nội khí quản.

3.3. Đánh giá giải phẫu cụ thể đường dẫn khí của bệnh nhân.
Đánh giá các tiêu chí: kích cỡ khoang miệng, chuyển động của răng, cổ, khoảng cách từ cằm đến sụn thanh quản. Tháo răng giả nếu có.

3.4. Đánh giá tổn thương cột sống cổ, đặt tư thế nằm bệnh nhân phù hợp.

Nếu không có tổn thương, bệnh nhân được kê gối dưới chẩm, nằm tư thế sniffing, sao cho thẳng trục họng miệng – thanh quản.

3.5. Hút đờm khoang miệng và tăng oxy hóa máu trước.

Dùng oxy 100% tăng oxy hóa máu trong 1-2 phút, đồng thời theo dõi trên máy đo.

3.6. Điều chỉnh lại độ cao giường, phù hợp với vị trí thủ thuật viên thực hiện.

3.7. Chuẩn bị tay trái cầm đèn soi thanh quản và ống nội khí quản ở tay phải.
3.8. Luồn lưỡi đèn vào góc phải miệng bệnh nhân.

  • Với lưỡi đèn thẳng, đưa thẳng xuống trung tâm lưỡi, dùng đầu lưỡi đèn nâng nắp thanh quản lên.
  • Với lưỡi đèn cong, gạt lưỡi sang trái rồi mới luồn vào khe nhỏ, nâng nắp lưỡi đèn gián tiếp.
Đặt ống nội khí quản
Kỹ thuật đặt ống nội khí quản đường miệng

3.9. Nâng cán đèn, soi thanh quản sao cho tạo vuông góc với lưỡi đèn. Lưu ý không bẩy cán đèn ra phía sau vì gây tổn thương răng.

3.10. Quan sát được 2 dây thanh âm, lúc này luồn ống nội khí quản vào theo que dẫn đường, dừng khi cuff qua được 2 dây thanh âm.

Vị trí ống nội khí quản chính xác chừng 23cm ở nam giới và 21cm ở nữ, tính từ góc miệng.

3.11. Rút que dẫn đường cẩn thận, tránh gây tổn thương. Bơm cuff 10 cc khí.

3.12. Kiểm trị vị trí ống nội khí quản.

3.13. Cố định ống nội khí quản.

4. Biến chứng có thể gặp khi đặt ống nội khí quản

Kỹ thuật viên thực hiện đặt ống nội khí quản cần nắm rõ những biến chứng có thể gặp và cố gắng hạn chế, khắc phục nếu xảy ra:

  • Rối loạn nhịp tim;
  • Tăng huyết áp;
  • Giảm oxy, tăng CO2 máu;
  • Đặt ống vào phế quản hoặc thực quản (sai vị trí);
  • Tăng áp lực nội sọ;
  • Tuột ống ra sụn phễu;
  • Chấn thương răng;
  • Tổn thương niêm mạc;
  • Làm tăng tổn thương cột sống cổ.

Trong thực hiện đặt ống nội khí quản, có thể sử dụng thuốc an thần và thuốc giãn cơ để thực hiện kĩ thuật rõ ràng hơn. Cần nắm rõ chỉ định, chống chỉ định cũng như biến chứng sử dụng thuốc.

thuốc an thần
Có thể sử dụng thêm thuốc an thần để đặt nội khí quản được thuận tiện

Kỹ thuật viên lựa chọn dùng lưỡi đèn cong hay thẳng để mở soi thanh quản tùy vào thói quen sử dụng, thường lưỡi đèn cong là phổ biến hơn cả. Bởi lưỡi đèn này dễ sử dụng, thao tác, nhất là với những kĩ thuật viên ít kinh nghiệm. Lưỡi đèn thẳng đặc biệt hiệu quả với bệnh nhân có nắp thanh quản lớn, hoặc đường dẫn khí ở phía trước.

Chụp X-quang ngực được dùng như phương pháp cận lâm sàng cung cấp hình ảnh để kiểm tra độ sâu, cũng như vị trí của ống nội khí quản đã chính xác chưa. Nên để đầu ống khoảng 2cm trên carina.

Bệnh nhân nếu có tổn thương cột sống cổ, cần lưu ý đặt tư thế nằm ổn định, thẳng để đặt ống nội khí quản dễ dàng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám, điều trị và phục hồi nhiều căn bệnh với các trang thiết bị Y tế hiện đại đạt chuẩn. Theo đó, các vật dụng kỹ thuật cũng được đầu tư đổi mới phù hợp với từng thủ thuật, ca phẫu thuật khác nhau nhằm hạn chế tối đa nhất các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, trong đó có quy trình đặt nội khí quản. Đặc biệt với đội ngũ Y Bác sĩ giỏi chuyên môn, được đào tạo bài bản chuyên sâu sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan