Chỉ định mở rộng lỗ sáo

Hẹp lỗ sáo hay còn gọi là hẹp niệu đạo, là một trong những loại bệnh lý khá phổ biến (đặc biệt là ở nam giới) có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến người bệnh như cảm giác khó chịu hay bị rối loạn chức năng liên quan.

1. Nguyên nhân và cơ chế của bệnh lý hẹp lỗ sáo

Hẹp lỗ sáo ở nam giới là khi lỗ mở ở ngay đầu dương vật có kích thước nhỏ hơn bình thường. Bệnh lý này xuất hiện do nguyên nhân bẩm sinh (dị tật bẩm sinh ở niệu đạo nhưng trường hợp này hiếm khi xảy ra) hoặc do di chứng, tai biến sau điều trị một số bệnh nam khoa khác như:

2. Triệu chứng và biến chứng của hẹp lỗ sáo

2.1. Triệu chứng

Triệu chứng của hẹp lỗ sáo khá dễ nhận biết, người mắc bệnh thường có cảm giác từ khó chịu nhẹ đến bí tiểu. Các triệu chứng cụ thể bao gồm:

  • Căng, đau nhức vùng hạ vị
  • Tiểu rỉ, tiểu són
  • Nước tiểu thường có màu trắng đục
  • Đi tiểu lắt nhắt (són tiểu), phải đi nhiều lần gây mệt mỏi
  • Tiểu khó, tia tiểu nhỏ, thường người bệnh phải ra sức để tiểu.
  • Khi đi tiểu cảm giác đau buốt
  • Cơ thể có thể bị sốt khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu lâu ngày
  • Quy đầu dương vật có thể bị biến dạng, có nhiều đám sắc tố khác màu
  • máu trong nước tiểu.

2.2. Biến chứng của hẹp lỗ sáo

Các biến chứng dễ xảy ra nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời của bệnh hẹp lỗ sáo bao gồm:

Niệu đạo ở nam giới
Cấu trúc niệu đạo ở nam giới

3. Phẫu thuật mở rộng miệng lỗ sáo điều trị hẹp lỗ sáo

Phẫu thuật mở rộng miệng lỗ sáo là phương pháp chủ yếu để điều trị bệnh nam khoa hẹp lỗ sáo.

Mở rộng lỗ sáo là tiến hành phẫu thuật làm tăng khẩu kính lỗ ngoài niệu đạo giúp cho nước tiểu được lưu thông, quá trình tiểu tiện được diễn ra bình thường.

Phẫu thuật mở rộng miệng lỗ sáo chống chỉ định với những người đang có các bệnh tiến triển như suy gan, các bệnh về tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông máu...

Trước khi tiến hành phẫu thuật người bệnh sẽ được tiến hành các xét nghiệm cơ bản, chụp X-quang phổi, X-quang niệu đạo xuôi - ngược dòng từ đó đánh giá được mức độ và vị trí hẹp lỗ sáo chính xác nhất. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm hệ tiết niệu để đánh giá mức độ ảnh hưởng trên hệ tiết niệu.

Với những bệnh nhân bị các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái tháo đường... cần được điều trị ổn định trước khi can thiệp phẫu thuật mở rộng lỗ sáo.

4. Biến chứng sau phẫu thuật mở rộng lỗ sáo

Trong quá trình phẫu thuật có thể bị chảy máu, trường hợp này không quá nguy hiểm. Bác sĩ sẽ tiến hành băng ép lại vết mổ, nếu bị chảy máu nhiều thì tiến hành khâu cầm máu.

Sau phẫu thuật mở rộng miệng lỗ sáo cũng dễ bị nhiễm khuẩn nếu không vệ sinh đúng cách (thường được chỉ định dùng kháng sinh và thay băng hàng ngày).

Cũng có trường hợp bệnh nhân bị hẹp lỗ sáo tái phát, những trường hợp này cần tiến hành phẫu thuật lại bằng nội soi đặt stent.

5. Cách phòng ngừa bệnh hẹp lỗ sáo

Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh hẹp lỗ sáo của bản thân bằng cách giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh.

  • Khi chơi các môn thể thao mạo hiểm cần trang bị đầy đủ thiết bị cũng như các biện pháp bảo hộ, giảm thiểu tối đa nguy cơ chấn thương.
  • Tạo dựng lối sống lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt là quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh vùng kín sau khi có quan hệ tình dục và sau khi tiểu tiện.
  • Chăm sóc, vệ sinh để bảo vệ tốt bao quy đầu khi nong bao quy đầu ở trẻ em.
  • Khi cắt bao quy đầu cần được chăm sóc sau phẫu thuật đúng cách, giúp hạn chế các di chứng.
  • Với những trường hợp đã đặt, lưu thông ống niệu đạo cần hạn chế đặt lâu ngày. Chú ý chăm sóc và vệ sinh đúng cách miệng sáo, ống thông niệu đạo sau khi đã đặt ống thông niệu đạo để tránh các biến chứng.
Hẹp niệu đạo
Chủ động phòng ngừa bệnh hẹp lỗ sáo

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

23.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan