Chỉ định hạ huyết áp chỉ huy

Hạ huyết áp chỉ huy trong gây mê là phương pháp có thể chủ động hạ huyết áp, điều chỉnh huyết áp trong quá trình phẫu thuật, sau đó có thể dễ dàng phục hồi huyết áp về mức ban đầu. Mục đích của hạ huyết áp chỉ huy để làm giảm chảy máu tại vết mổ, tạo điều kiện thuận lợi hạn chế sự mất mất máu trong phẫu thuật.

1. Chỉ định và chống chỉ định của phương pháp hạ huyết áp chỉ huy

1.1 Chỉ định của phương pháp

Hạ huyết áp chỉ huy được chỉ định trong những trường hợp sau đây:

  • Phẫu thuật sọ não, thần kinh: U màng não, phình mạch máu não, khối u mạch lớn.
  • Phẫu thuật ung thư chảy máu lớn.
  • Phẫu thuật mạch máu: Phình bóc tách mạch chủ, nối chủ cửa, phẫu tích quai động mạch chủ, hẹp quai động mạch chủ bẩm sinh.
  • Phẫu thuật mất máu nhiều, những vết chấn thương lớn.
  • Chảy máu không kiểm soát trong quá trình phẫu thuật.

1.2 Chống chỉ định của phương pháp

Chống chỉ định tuyệt đối

Chống chỉ định tương đối

  • Bác sĩ gây mê chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện.
  • Bệnh viện không có đủ trang thiết bị thực hiện phương pháp.
  • Phụ nữ đang mang thai.
Mang thai sau tuổi 35
Phụ nữ đang mang thai có chống chỉ định tương đối với kỹ thuật này

2. Những loại thuốc sử dụng để hạ huyết áp chỉ huy

2.1 Nitroprussiate (NPS)

  • NPS còn có một số tên gọi khác như: Nipride, Niprint, Nitrat, Nipruss,...
  • NPS có dạng bột, mỗi lọ có trọng lượng 50 mg, khi dùng pha cùng với huyết thanh ngọt 5%.

Liều lượng:

  • 0,5μ/kg/ph đường tính mạch, tăng dần liều khi đạt kết quả lâm sàng.
  • Không sử dụng liều 10μ/kg/ph quá 2 tiếng đồng hồ.
  • Thời gian tiềm tàng 2 phút, thời gian tác dụng từ 3 đến 30 phút theo liều sử dụng.

Cách sử dụng:

  • Sử dụng bơm kim tiêm điện.
  • Thay dung dịch đã pha từ 4 đến 8 giờ
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh sáng.

Cơ chế tác dụng:

  • Tác dụng lên thành động mạch và tĩnh mạch (hầu như không có tác dụng lên đường tiêu hoá, tiết niệu hay cơ trơn của người bệnh.
  • Làm giảm sức cản của mạch máu ngoại vi, giảm huyết áp tâm thu, tâm trương, trung bình, giảm áp lực động mạch phổi,...
  • Thuốc có tác dụng làm tăng tác dụng hạ huyết áp của thuốc mê thể khí và các loại thuốc hạ huyết áp khác.

2.2 Nitroglycerine (NTG)

Tác dụng của TG chủ yếu phụ thuộc và liều lượng sử dụng:

  • Liều < 1μ/kg/ph: Làm giãn động mạch nhỏ.
  • Liều > 4μ/kg/ph: Tăng hiệu quả giãn động mạch nhỏ, giảm cung lượng tim, giảm sức bóp cơ tim.

Thời gian tiềm tàng 3 - 5 phút, thời gian tác dụng từ 15 đến 30 phút. Thuốc được truyền vào bệnh nhân thông qua bơm tiêm điện.

2.3 Thuốc chẹn canxi

Thuốc chẹn canxi thường xuyên sử dụng: Nicardipin (loxen)

Thuốc dưới dạng ống 10ml hoặc 10mg.

Liều sử dụng: Tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch của bệnh nhân từ 0,5 - 1 mg cho đến khi đạt được tác dụng lâm sàng như mong muốn. Nhắc lại liều tiêm ngắt quãng hoặc truyền qua bơm điện liều lượng 1 - 3 mg/h.

2.4 Thuốc mê thể khí họ halogen

  • Thuốc mê thể khí họ halogen thường sử dụng: Sevoflurane, isoflurane. Đây là hai loại có tác dụng giãn mạch, ít làm giảm sức bóp cơ tim, giảm lưu lượng tim, giảm hậu gánh. Hạ huyết áp trong vòng 15 phút và ổn định tăng mạch rất nhẹ huyết áp trở lại trạng thái bình thường trong vài phút.
  • MAC hạ huyết áp ≥ 1.5 MAC cho hạ huyết áp nhân tạo tuỳ theo độ tuổi và có sử dụng thuốc giảm đau hay không.
Gây mê nội khí quản được sử dụng trong phẫu thuật cắt u tiểu khung
Hạ huyết áp chỉ huy là phương pháp thực hiện trong gây mê để phẫu theo dõi huyết áp trong quá trình phẫu thuật

Hạ huyết áp chỉ huy là phương pháp thực hiện trong gây mê để phẫu theo dõi huyết áp trong quá trình phẫu thuật. Người thực hiện phải là bác sĩ có kinh nghiệm và kỹ năng, liều lượng thuốc sử dụng trong hạ huyết áp phải đạt tiêu chuẩn không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ bệnh nhân.

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan