Cách lấy bệnh phẩm nước tiểu và 3 phương pháp lấy mẫu nước tiểu cấy

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp giúp bạn biết được những dấu hiệu bệnh tật nguy hiểm, tiềm ẩn bên trong cơ thể và tình hình sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lấy nước tiểu sạch và đúng cách để làm xét nghiệm tốt nhất.

III. Phương pháp lấy mẫu nước tiểu cấy

1.Lấy nước tiểu giữa dòng

Lấy nước tiểu giữa dòng là phương thức phổ biến nhất. Người bệnh nên lấy mẫu vào buổi sáng sớm, đây chính là thời điểm tốt nhất, lượng nước tiểu đầu tiên trong ngày sẽ đậm đặc do đó nồng độ vi khuẩn sẽ cao hơn các thời điểm khác sau đó.

Trước đó người bệnh cần phải vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài. Nhằm giúp bảo vệ mẫu nước tiểu khỏi vi trùng thường trú trên dương vật hoặc âm đạo gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm.

  • Đối với nam giới: Rửa tay sạch kéo lại bao quy đầu và làm sạch đầu dương vật kỹ lưỡng với gạc sạch.
  • Đối với nữ giới: Rửa tay sạch bộc lộ các nếp gấp của da xung quanh âm đạo bằng một tay, tay còn lại dùng gạc sạch làm sạch khu vực xung quanh âm đạo và niệu đạo kỹ lưỡng theo chiều từ trước ra sau để tránh kéo vi khuẩn từ hậu môn đến niệu đạo.
Nước tiểu có máu
Không nên để máu kinh nguyệt dính trong mẫu nước tiểu tránh lây nhiễm vi khuẩn từ môi trường bên ngoài

Tiếp theo người bệnh đi tiểu, (nữ giới cần giữ các nếp gấp của da xung quanh âm đạo). Để nước tiểu đã chảy thành dòng trong vài giây, sau đó người bệnh đặt lọ lấy mẫu vô trùng vào dòng và lấy khoảng 60ml nước tiểu "giữa dòng" cho vào lọ đậy nắp.

Lưu ý:

  • Để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Không chạm mép của lọ vào bộ phận sinh dục ngoài và không để dây dính phân, máu kinh nguyệt ... trong mẫu nước tiểu.

Để tránh sự tăng sinh của vi khuẩn trong mẫu nước tiểu. Vận chuyển nhanh mẫu nước tiểu về phòng xét nghiệm để tiến hành kỹ thuật trong vòng một giờ. Nếu mẫu nước tiểu không thể đưa đến phòng thí nghiệm trong vòng một giờ thì cần phải bảo quản mẫu nước tiểu trong ngăn mát tủ lạnh tối đa là 4 giờ.

2.Lấy nước tiểu qua ống sonde bàng quang

Phương pháp thường được áp dụng đối với người bệnh nặng, không thể tự lấy nước tiểu và khó cử động. Nhân viên y tế sẽ dùng một ống sonde nhỏ xuyên qua niệu đạo đi vào bàng quang, để cho nước tiểu chảy qua ống vào lọ vô trùng.

Đặt sonde bàng quang
Đặt sonde bàng quang cho bệnh nhân

3.Lấy nước tiểu qua chọc hút kim trên xương mu

Phương pháp này đảm bảo nhất về chất lượng mẫu nước tiểu lấy được. Tuy nhiên rất phức tạp, do vậy chỉ được tiến hành trong những trường hợp đặc biệt có sự chỉ định từ bác sĩ.

4. Một số yếu tố có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả nuôi cấy

Nếu số lượng nước tiểu ít quá sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Lấy nước tiểu nuôi cấy trước khi người bệnh sử dụng thuốc lợi tiểu có thể làm loãng nước tiểu và cũng làm giảm số lượng vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm.

Lấy nước tiểu nuôi cấy khi đang uống thuốc kháng sinh hoặc vừa kết thúc một đợt kháng sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Thuốc lợi tiểu được sử dụng để điều trị suy tim rất phổ biến
Người lấy nước tiểu đang sử dụng thuốc lợi tiểu có thể làm loãng nước tiểu và cũng làm giảm số lượng vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm.

IV . Căn nguyên gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn

Về căn nguyên gây nhiễm khuẩn cũng rất đa dạng nhưng chủ yếu là do vi khuẩn. Đặc biệt là nhiễm trùng tiết niệu ngược dòng thường do các vi trùng gram âm, chủ yếu thuộc nhóm Enterobacteriaceae như các vi khuẩn: E.coli, Klebsiella, Proteus...

Trong các căn nguyên vi khuẩn thì vi khuẩn Gram âm vẫn chiếm đa số. Có 25% các trường hợp cấy có thể phân lập được nhiều vi trùng cùng lúc. Các căn nguyên vi khuẩn thường gặp là:

1. Các vi khuẩn gram âm đường ruột

Escherichia coli, Proteus spp, Klebsiella spp Enterobacter spp...

2. Các vi khuẩn gram âm không thuộc đường ruột

Các căn nguyên thường gặp trong các trường hợp nhiễm trùng ở bệnh viện là:

Pseudomonas aeruginosa, Pseudomonas spp, Acinetobacter baumannii ...

3. Các cầu khuẩn Gram dương

Enterococcus spp, Staphylococcus sprophyticus, Staphylococcus aureus và Streptococcus nhóm B ...

4.Các căn nguyên khác

Neisseria gonorrheae, Chlamydia trachomatis, nấm Candida albicans và vi trùng lao...

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

V. Vi khuẩn gram âm họ đường ruột đa kháng kháng sinh gây nhiễm khuẩn tiết niệu

1. Cơ chế lan truyền của sự đề kháng kháng sinh

Các vi khuẩn gram âm thuộc họ đường ruột chịu trách nhiệm chính cho các nhiễm khuẩn đường tiết niệu, cơ chế đề kháng kháng sinh chính của nhóm vi khuẩn này là sinh men beta-lactamases phổ rộng (ESBL), dẫn đến việc vi khuẩn đề kháng với tất cả kháng sinh nhóm beta-lactamines.

Lần đầu tiên vào năm 1983, việc vi khuẩn gram âm họ đường ruột (Enterobacteriaceae) sinh men beta-lactamases phổ rộng (ESBL) do cơ chế lây truyền qua plasmide được phát hiện ở Đức và sau đó ở Mỹ. Men ESBL lần đầu tiên được xác định ở chủng Klebsiella pneunomiae.

Sau đó qua plasmide men ESBL được lây truyền nhanh chóng và dễ dàng cho các vi khuẩn gram đường ruột khác đặc biệt là Escherichia coli. Hiện nay đây là 2 chủng vi khuẩn gram âm này là hai chủng vi khuẩn sinh men ESBL thường gặp nhất, các chủng khác hiếm gặp hơn.

Do cơ chế lây truyền trên làm cho tỷ lệ men cephalosporinases rất cao ở các có ở các vi khuẩn gram âm đường ruột như E. coli; Klebsiella pneumonia; Enterobacter và Citrobacter. Gene AmpC được xác định là liên quan đến men cephalosporinases. Có trên 20 loại men lactamases khác nhau thuộc type Amp-C vì thế các vi khuẩn gram âm đường ruột đề kháng rất cao với các thuốc kháng sinh nhóm lactamines.

2. Nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn

kháng sinh fuoroquinolones
Sử dụng thuốc kháng sinh fuoroquinolones làm biến đổi đích tác dụng của kháng sinh và bơm đẩy thuốc ra ngoài làm giảm nồng độ kháng sinh bên trong vi khuẩn

Sự phổ biến của các vi khuẩn gram âm kháng kháng sinh đã tăng lên đáng kể trên toàn cầu do sự lạm dụng thuốc kháng sinh đặc biệt là tại cộng đồng. Một thống kê ở Canada cho thấy: hàng năm có khoảng 25 triệu đơn thuốc kháng sinh được kê và trong đó trên 50% kháng sinh được kê không hợp lý, vì vậy không ngạc nhiên gì về tình hình phát triển kháng thuốc của vi khuẩn.

Cũng theo nhiều nghiên cứu khác nhau, tỷ lệ sử dụng không hợp lý thuốc kháng sinh chiếm khoảng 40-75%. Việc tiếp xúc vô ích với kháng sinh không chỉ làm tăng nguy cơ độc tính cho bệnh nhân, tác dụng phụ, tương tác thuốc, bội nhiễm, mà còn là nguyên nhân chính gây phát tán sự kháng thuốc dẫn đến các vi khuẩn gram âm đường ruột sinh men beta-lactamases phổ rộng (ESBL) chỉ nhạy cảm với cefepime và nhóm Carbapenemes.

Song song với việc đề kháng với thuốc nhóm beta-lactamines, sự đề kháng với nhóm fluoroquinolones của nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột đang càng ngày phát triển.

Lý do chính là việc tăng sử dụng thuốc kháng sinh fuoroquinolones trong cộng đồng để điều trị viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng da và mô mềm. Cơ chế đề kháng với kháng sinh nhóm fluoroquinolones theo 2 kiểu: biến đổi đích tác dụng của kháng sinh và bơm đẩy thuốc ra ngoài làm giảm nồng độ kháng sinh bên trong vi khuẩn.

Sự gia tăng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn là một trong những vấn đề nan giải đối với các thầy thuốc lâm sàng cũng như vi sinh ngày nay. Các biện pháp khống chế và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn Enterobacteriaceae sản xuất men β-lactamase phổ rộng hoặc plasmid-mediated AmpC β-lactamase trong bệnh viện và cộng đồng là hết sức cần thiết, đặc biệt là việc sử dụng thuốc kháng sinh an toàn và hợp lý rất cần được trú trọng.

VI. Phòng bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Chanh được biến tấu sử dụng rất đa dạng với nhiều mục đích khác nhau
Nên ăn nhiều loại trái cây như chanh, bưởi,cam thường xuyên giúp bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Để phòng bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu và đặc biệt là tránh sự tái phát của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu sau khi điều trị, người bệnh cần có những thói quen tốt sau:

  • Uống nhiều nước (2 lít/ngày) để rửa sạch bàng quang, đào thải các thành phần có hại, tránh sự tăng sinh của mầm bệnh.
  • Nên ăn nhiều loại trái cây như cam, chanh, bưởi thường xuyên. Các loại trái cây này làm nước tiểu bị chua, trong môi trường acid vi khuẩn khó phát triển.
  • Khi mắc tiểu, không được nín nhịn mà phải đi ngay, thậm chí không cần chờ đến cảm giác mắc tiểu mới đi mà canh chừng 2 đến 3 giờ là phải tự đi tiểu. Nước tiểu càng ứ đọng thì mầm bệnh càng có cơ hội phát triển.
  • Sau mỗi lần giao hợp, các phụ nữ nên đi tiểu ngay và vệ sinh sạch sẽ vùng cửa mình để loại bỏ các vi khuẩn được đưa vào niệu đạo và bàng quang.
  • Mỗi ngày phải vệ sinh vùng kín một lần, khi rửa nên thực hiện từ trước ra sau, tránh mang vi khuẩn có sẵn ở âm hộ và hậu môn vào đường tiểu.
  • Trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ phải thay băng thường xuyên dù máu có ít.
  • Một điều quan trọng nữa mà người bệnh cần chú ý đó là phải chọn một cơ sở y tế tin cậy, chất lượng và có đủ chuyên môn thực hiện.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan