Cách dùng thuốc điều trị dự phòng hen phế quản

Hen phế quản là tình trạng người bệnh bị viêm mạn tính đường thở. Nếu không được theo dõi, xử trí kịp thời bệnh có thể diễn biến nhanh và gây ra hiện tượng tử vong. Chính vì vậy người bệnh cần phải biết được cách dùng thuốc điều trị dự phòng hen phế quản để đảm bảo được sức khỏe cho bản thân.

1. Hen phế quản là bệnh gì?

Hen phế quản là một dạng bệnh lý đặc trưng do viêm mạn tính niêm mạc đường thở, dẫn đến tình trạng co thắt và gia tăng tính phản ứng của các nhánh phế quản.

Khi gặp phải các cơn hen cấp, người bệnh thường có các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, thở rít, ho, ... . Các triệu chứng này thường xuất hiện về đêm, khi thay đổi thời tiết, khi gắng sức, khi hít phải khói bụi, ...

Hen phế quản nếu không được điều trị kịp thời, đặc biệt là ở trẻ em thì sẽ gây ra những hậu quả xấu như: làm suy giảm chức năng phổi, khiến cho lượng oxy trong máu giảm, lượng cabonic tăng gây ra tình trạng mệt mỏi, thậm chí là phải cấp cứu do thiếu oxy. Người bệnh khi không có đủ không khí để cung cấp oxy cho cơ thể, nếu không được cắt cơn hen kịp thời hoặc không được can thiệp nhanh chóng sẽ dẫn đến tình trạng suy hô hấp, hôn mê, mất ý thức, thậm chí dẫn đến tử vong.

Chính vì vậy, việc điều trị bệnh hen phế quản với các loại thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng là một nền tảng cơ bản trong quá trình kiểm soát bệnh.

2. Tại sao cần sử dụng thuốc điều trị dự phòng hen phế quản

Hen là một căn bệnh mạn tính, hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi triệt để hoàn toàn cho người bệnh. Chính vì vậy, bên cạnh nhóm thuốc cắt cơn hen suyễn thì luôn cần phải có loại thuốc dự phòng để làm giảm khả năng tái phát, giảm đi tần số và mức độ của cơn hen.

Các loại thuốc dự phòng bệnh hen phế quản thường được sử dụng trong một khoảng thời gian dài, thường xuyên để giúp cho người bệnh có thể cải thiện được tình trạng bệnh từ từ, cũng như là hỗ trợ kiểm soát được bệnh một cách dễ dàng hơn.

Nếu sử dụng thuốc dự phòng hợp lý và đều đặn thì thuốc dự phòng bệnh hen suyễn sẽ giúp làm giảm đi số cơn hen kịch phát, vừa làm giảm được tình trạng nặng của bệnh.

3. Cách dùng thuốc điều trị dự phòng hen phế quản

Dựa theo cơ chế của bệnh hen phế quản, hiện nay có các nhóm thuốc sau được khuyến khích sử dụng trong việc điều trị dự phòng hen phế quản:

  • Thuốc Corticosteroid

Đây là các loại thuốc liên quan đến quá trình chuyển hóa, sinh lý trong cơ thể như phản ứng miễn dịch, đáp ứng với stress, chuyển hóa lipid, glucid, ... . Các loại thuốc này có khả năng cắt cơn hen và có vai trò tích cực trong việc điều trị dự phòng

Với dạng hít: người bệnh sẽ bắt đầu với liều tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh theo ý kiến của bác sĩ. Khi đạt được hiệu quả kiểm soát sẽ giảm liều dần từ 3 đến 6 tháng/lần cho đến khi liều thấp nhất cũng có thể kiểm soát được bệnh hen suyễn. Tác dụng phụ của thuốc: gây nấm miệng, ho kéo dài, khàn giọng, chậm phát triển ở trẻ em, ...

  • Thuốc cường beta- 2 adrenergic tác dụng kéo dài

Các thuốc dự phòng nhóm này có tác dụng làm giãn cơ trơn của khí phế quản, giúp làm giảm tình trạng bít tắc, co cơ trơn quá mức thường xuyên xảy ra của bệnh hen phế quản. Bên cạnh đó, thuốc còn có hiệu quả trong việc cải thiện chứng năng của phổi, cải thiện chức năng đường thở, giảm đi các triệu chứng điển hình của bệnh hen phế quản như: đau tức ngực, khò khè, ho, ...

  • Thuốc điều biến Leukotriene

Hoạt chất Leukotriene là một loại chất thường xuyên xuất hiện trong các phản ứng dị ứng của bệnh hen phế quản, khiến gây ra tình trạng tăng tiết dịch, đờm, phù nề, ... Chính vì vậy, khi làm ức chế hoặc giảm đi chất này sẽ giúp cải thiện tình trạng trên.

Thuốc dự phòng hen này được dùng để phòng ngừa và điều trị hen phế quản mạn tính và không có tác dụng nhiều trong việc điều trị các cơn hen cấp.

Tác dụng phụ: có nguy cơ gây trầm cảm cho người bệnh, khả năng tương tác với các nhóm thuốc chuyển hóa qua gan, ví dụ như thuốc động kinh.

  • Thuốc kháng cholinergic tác dụng dài

Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hoạt chất Acetylcholin, giúp ngăn co cơ trơn phế quản và làm giảm tình trạng tiết chất nhầy trong phế quản.

  • Nhóm Xanthin

Nhóm thuốc này có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản. Ngoài ra, thuốc còn có khả năng giảm mức độ của bệnh hen suyễn.

Tác dụng phụ: gây mất ngủ, co giật, bồn chồn, nhịp tim nhanh,...

  • Nhóm thuốc chống dị ứng

Vì dị ứng là yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh hen suyễn nên khi giảm được tình trạng dị ứng ở trong cơ thể thì sẽ là cách hiệu quả để có thể kiểm soát và dự phòng bệnh hen.

  • Kháng thể đơn dòng kháng IhE

Khi ức chế được kháng thể này sẽ giúp cho người bệnh cải thiện được tình trạng hen phế quản.

Thuốc được sử dụng bằng đường tiêm cho những người thường bị dị ứng quanh năm, hoặc những người không thể kiểm soát được với Corticosteroid

Tác dụng phụ: gây phản ứng sốc phản vệ, gây ra hậu quả nghiêm trọng (hiếm gặp)

Lưu ý: thuốc chỉ nên được sử dụng tại các cơ sở y tế để người bệnh có thể được xử trí kịp thời nếu xảy ra các tình huống phát sinh nguy hiểm.

Ngoài việc điều trị dự phòng bằng thuốc, người bệnh còn có thể thực hiện các biện pháp dự phòng không dùng thuốc như:

  • Tránh gặp các yếu tố gây khởi phát cơn hen
  • Vệ sinh môi trường sống thường xuyên
  • Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Cần giảm cân cho những đứa trẻ bị béo phì, thừa cân
  • Những bà mẹ đang mang thai và những trẻ nhỏ cần tránh hít phải khói thuốc lá thụ động
  • Tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là ngừa chủng cúm và phế cầu.
  • Thường xuyên đi khám đường hô hấp để được tư vấn mức độ nặng - nhẹ của bệnh và có được phác đồ điều trị dự phòng thích hợp

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp ích cho người đọc có thêm được kiến thức trong cách dùng thuốc điều trị dự phòng hen phế quản. Từ đó giúp cho tình trạng bệnh được cải thiện và sức khỏe của cơ thể sớm trở lại bình thường.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan