CÁCH CHỮA NỨT ĐẦU NGÓN TAY

Đối với nhiều người, da nứt nẻ xuất hiện hoặc trở nên tồi tệ hơn trong mùa đông, khi không khí khô có thể dẫn đến khô da tay, môi hoặc bàn chân. Cùng tìm hiểu cách chữa nứt đầu ngón tay nhé!

1. Da nứt nẻ là gì?

Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD), các vết nứt hoặc vết đầu ngón tay thường xảy ra khi da của một người bị khô hoặc bị kích ứng. Da khô và nứt nẻ có thể:

  • Ngứa
  • Tạo vảy
  • Chảy máu

Một số người có thể cảm thấy khó chịu khi thoa bất kỳ sản phẩm nào lên vùng da bị nứt nẻ. Da của họ cũng có thể nhạy cảm hơn với nhiệt độ nước và các sản phẩm tẩy rửa gia dụng.

Da nứt nẻ có thể xuất hiện trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng nó đặc biệt đáng chú ý ở những vùng da tiếp xúc, chẳng hạn như bàn tay.

2. Nguyên nhân da nứt nẻ

Da tay, chân và môi nứt nẻ có thể phát triển vì nhiều lý do.

  • Thời tiết: Nhiệt độ mùa đông thấp và gió có thể gây kích ứng da. Khi độ ẩm không khí giảm xuống, da có thể bị khô và bắt đầu nứt nẻ. Khi thời tiết lạnh hoặc hanh khô, nhiều người cũng xuất hiện tình trạng môi khô và nứt nẻ.
  • Viêm da tiếp xúc: Viêm da tiếp xúc là tình trạng phát ban ngứa, khô trên da, phát triển khi một người tiếp xúc với một chất cụ thể. Điều này có thể xảy ra do một người bị dị ứng, hoặc do chất độc hại hoặc gây kích ứng. Ví dụ, một người nào đó bị dị ứng với mủ cao su có thể bị viêm da tiếp xúc khi đeo găng tay cao su. Trong mùa cúm, rửa tay thường xuyên cũng có thể gây khô, ngứa hoặc nứt nẻ. Điều này cũng áp dụng cho việc rửa tay trong đại dịch COVID-19.
  • Bệnh chàm: Những người bị bệnh chàm hoặc viêm da dị ứng, có làn da khô và ngứa. Da có thể đỏ và bị viêm. Thông thường, gãi sẽ làm cho tình trạng phát ban nặng hơn. Bệnh chàm da xảy ra khi hàng rào bảo vệ da cho phép quá nhiều độ ẩm thoát ra ngoài. Việc thiếu độ ẩm dẫn đến khô da và đôi khi nứt nẻ. Không phải lúc nào cũng rõ nguyên nhân gây ra bệnh chàm, nhưng nó có thể xảy ra trong các gia đình.
  • Bệnh vẩy nến: Bệnh vẩy nến là một tình trạng tự miễn dịch. Những người bị bệnh vẩy nến có các mảng da cực kỳ khô, điển hình là trên da đầu, thân mình và xung quanh khớp. Tuy nhiên, các mảng tổn thương có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Một số người bị bệnh vẩy nến cũng cảm thấy đau đớn.
  • Bệnh nấm da, là một bệnh nhiễm trùng do nấm ngoài da gây ra. Hắc lào là một loại nấm. Các triệu chứng của bệnh nấm da chân bao gồm: ngứa, phát ban giữa các kẽ ngón, lột da, nứt da... Mọi người có nhiều khả năng bị nấm da chân nếu họ tiếp xúc nhiều với nước, đổ nhiều mồ hôi hoặc đi giày không cho da thở.
  • Bệnh thần kinh đái tháo đường: Những người sống chung với bệnh tiểu đường có thể phát triển các vấn đề với bàn chân của họ như da khô hoặc nứt nẻ. Do những thay đổi trong hệ thống thần kinh, những người bị bệnh tiểu đường có bàn chân ra mồ hôi ít hơn. Mặc dù quá nhiều độ ẩm là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh nấm da chân, nhưng quá ít có thể khiến da bị khô, gây ra các vết nứt.

3. Chữa nứt nẻ đầu ngón tay

Phương pháp chữa nứt nẻ đầu ngón tay sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và vị trí da bị nứt của họ.

Đối với tình trạng nứt nẻ xảy ra khi thời tiết lạnh hoặc do rửa tay thường xuyên, bạn nên giữ da không bị khô bằng cách thoa kem hoặc thuốc mỡ không có mùi thơm và không chứa thuốc nhuộm ngay sau khi rửa tay.

Khi chọn kem dưỡng ẩm chữa nứt nẻ đầu ngón tay, bạn nên tìm những thành phần có lợi sau:

  • Dầu ô liu
  • Dầu jojoba
  • Bơ hạt mỡ
  • Axit lactic
  • Urê
  • Axit hyaluronic
  • Dimethicone
  • Glycerin
  • Lanolin
  • Dầu khoáng

Vì nước rửa tay chứa cồn cũng có thể gây khô da, các bác sĩ da liễu cũng khuyên bạn nên thoa kem dưỡng ẩm sau khi sử dụng.

Những người bị bệnh chàm và bệnh vẩy nến cũng nên thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm để ngăn ngừa bùng phát và bảo vệ da. Tuy nhiên, các tình trạng này yêu cầu các phương pháp điều trị bổ sung chữa nứt nẻ đầu ngón tay để ngừa các đợt bùng phát. Các điều trị có thể bao gồm:

  • Kem corticosteroid
  • Chất ức chế calcineurin
  • Thuốc uống
  • Liệu pháp ánh sáng UV

Nếu da bị nhiễm trùng, bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc mỡ kháng sinh

4. Một số mẹo cách chữa nứt đầu ngón tay tại nhà

Để tránh tình trạng da nứt nẻ trở nên tồi tệ hơn, mọi người nên tránh rửa tay bằng nước nóng. Tắm nước nóng và tắm vòi hoa sen có thể làm trầm trọng thêm tình trạng da khô hoặc nứt nẻ. Các bác sĩ da liễu khuyến cáo:

  • Sử dụng nước ấm thay vì nước nóng
  • Đóng cửa phòng tắm để khóa ẩm
  • Giới hạn thời gian dưới vòi hoa sen tối đa là 10 phút
  • Rửa tay với một lượng nhỏ chất tẩy rửa nhẹ nhàng không có mùi thơm
  • Làm khô da bằng cách thấm, không chà xát
  • Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm

Các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người nên đeo găng tay để bảo vệ tay khi:

  • Đi ra ngoài vào mùa đông
  • Thực hiện các hoạt động mà tay bị ướt
  • Sử dụng hóa chất mạnh, chất tẩy nhờn và các chất khác

Một số bác sĩ da liễu khuyên bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà nếu không khí khô. Theo AAD, máy tạo độ ẩm cũng có thể giúp điều trị khô da.

Một số loại vải có thể gây kích ứng da khô. Có thể hữu ích khi mặc các loại vải mịn, thoáng khí, chẳng hạn như bông hoặc lụa, và tránh các chất liệu có kết cấu, chẳng hạn như len. Sử dụng bột giặt ít gây dị ứng và chất làm mềm vải cũng có thể giúp giảm kích ứng.

Da tay và chân nứt nẻ thường gặp vào mùa đông, nhưng cũng có thể xảy ra với một số tình trạng da nhất định, chẳng hạn như bệnh chàm và nấm da chân. Để chữa nứt nẻ đầu ngón tay, mọi người nên tránh sử dụng nước nóng, các hóa chất mạnh, và dưỡng ẩm sau khi rửa. Những người có tình trạng da dẫn đến da bị nứt nẻ có thể cần dùng thuốc để điều trị nguyên nhân cơ bản. Nếu dưỡng ẩm thường xuyên và tránh các tác nhân gây ra không có tác dụng, một người nên nói chuyện với bác sĩ của họ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

33K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan