Các thuốc cần sử dụng sau khi đã xảy ra đột quỵ não do tắc mạch máu não

Bài viết bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Đăng Tuân - Trưởng Đơn nguyên Hồi sức ghép tạng - Trưởng khoa kiêm nhiệm khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Nếu bạn đã có tiền sử đột quỵ não do tắc mạch máu não thì các bác sĩ có thể kê đơn để phòng ngừa các cơn đột quỵ tiếp theo có thể xảy ra. Do đó, để tránh có những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định, liều lượng sử dụng của bác sĩ.

1. Những thuốc gì cần được dùng sau khi bị đột quỵ não do tắc mạch máu não?

Nếu bạn bị đột quỵ thiếu máu não do tắc động mạch não, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn để giúp phòng ngừa các cơn đột quỵ tiếp theo sẽ xảy ra. Các thuốc này cũng giống các thuốc để dự phòng với cơn đột quỵ do thiếu máu não thoáng qua. Những người đã từng có cơn thiếu máu não thoáng qua thì sẽ có nguy cơ rất cao tiến triển thành đột quỵ não thực sự. Chính vì vậy, một số loại thuốc cũng có vai trò rất quan trọng với các bệnh nhân này.

2. Làm thế nào để dự phòng cơn đột quỵ tiếp theo?

Một số cơn đột quỵ xảy ra khi một số động mạch nhỏ của não bị thắt lại vì bị phá hủy do áp lực cao (huyết áp cao). Trong khi đó những cơn đột quỵ khác xảy ra khi các cục máu đông hình thành tại tim hoặc trong lòng mạch và di chuyển tới động mạch não gây tắc động mạch não. Về mặt tự nhiên những cục máu đông này lại có vai trò tích cực khác giống như các nút có tác dụng làm ngừng chảy máu khi bạn chẳng may cắt vào da thịt, các nút được kết thành bởi thành phần protein và các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu).

Các thuốc dự phòng đột quỵ não có tác dụng làm giảm phá hủy các mạch máu bằng cách giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông.

uống thuốc
Sử dụng thuốc dự phòng đột quỵ não giúp người bệnh phòng cơn đột quỵ tiếp theo

3. Những thuốc nào là cần thiết?

Rất nhiều người đã bị đột quỵ hoặc cơn đột quỵ não do thiếu máu não thoáng qua phải sử dụng ít nhất 3 loại thuốc để dự phòng cho đột quỵ tiếp theo. Thực tế, con số này có như hơi nhiều nhưng mỗi thuốc trong số đó đều có nhiệm vụ riêng trong dự phòng đột quỵ tiếp theo. Cụ thể:

  • Các thuốc ngăn ngừa hình thành cục máu đông hay làm mỏng cục máu đông
  • Các thuốc hạ huyết áp giúp ngăn ngừa tổn thương mạch máu là nguyên nhân gây tăng huyết áp. Các thuốc này cũng có tác dụng đảm bảo cho dòng máu cần thiết cho não.
  • Các thuốc có tên là “statin” giúp làm hạ mỡ trong máu, đặc biệt hạ được các mỡ xấu có tên là cholesterol LDL. Các thuốc này cũng giúp cho các mạch máu không bị tổn thương điều này cũng có tác dụng làm giảm khả năng hình thành cục máu đông tại vị trí ở giai đoạn đầu.

Nếu những người bệnh này có các bệnh khác kèm theo như bệnh tiểu đường cũng cần được sử dụng các thuốc khác để điều trị tốt các bệnh này.

Bạn cần thực hiện tuân thủ đầy đủ và chính xác các thuốc mà bác sĩ đã kê đơn. Nếu các thuốc này gây ra các tác dụng phụ thì bạn không nên cố gắng sử dụng chúng mà cần thông báo với bác sĩ hoặc điều dưỡng của mình, họ sẽ có cách giúp bạn chọn các giải pháp phù hợp.

4. Các thuốc ngăn ngừa hình thành cục máu đông

Khi một cục máu đông được hình thành trong tim hay trong lòng mạch máu thì chúng có thể di chuyển tới động mạch não và làm nghẽn dòng máu não. Các thuốc ngăn ngừa cục máu đông sẽ giúp ngăn chặn được quá trình trên. Những thuốc này có vai trò đặc biệt quan trọng ở những người có bệnh về tim mạch như có loạn nhịp tim rung nhĩ vì các bệnh nhân này có nguy cơ hình thành cục máu đông tại tim rất cao.

Các thuốc ngăn ngừa cục máu đông hay được dùng như:

Aspirin
Aspirin là một trong các loại thuốc ngăn ngừa cục máu đông hay được dùng hiện nay

  • Clopidogrel (biệt dược Plavix)
  • Một dạng hỗn hợp chứa Aspirin và Clopidogrel hay được dùng có tên biệt dược Duoplavin hay dạng hỗn hợp chứa Aspirin và dipyridamole có tên biệt dược Aggrenox
  • Cilostzol (tên biệt dược Pletal)
  • Wafarin (tên biệt dược: Coumadin)
  • Dabigatran (tên biệt dược: Pradaxa)
  • Rivaroxaban (biệt dược: Xarelto)
  • Apixaban (tên biệt dược: Eliquis)
  • Edoxaban (tên biệt dược: Savaysa)

5. Các thuốc hạ huyết áp

Huyết áp cao làm phá hủy thành các động mạch, sự phá hủy này khiến cho các mạch máu nhỏ tại não bị nghẽn lại, điều này cũng khiến các cục máu đông hình thành dễ dàng. Các thuốc hạ huyết áp giúp ngăn chặn tiến trình trên xảy ra.

Có rất nhiều loại thuốc hạ huyết áp khác nhau, có thể cần một hay nhiều loại thuốc hạ huyết áp phối hợp đủ để hạ được huyết áp. Các thuốc hay được bác sĩ kê cho bệnh nhân, bao gồm:

  • Nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc ức chế trực tiếp thụ thể angiotensin (ARBs) thường được xếp cùng một nhóm vì chúng có cơ chế tác dụng tương tự nhau. Các thuốc ACE có thể kể như: enalapril, captopril, và lisinopril. Các thuốc ARBs có thể kể như candesartan (biệt dược Atacand), valsartan (biệt dược Diovan)
  • Nhóm chẹn kênh calci: Có thể kể như amlordipine (biệt dược Amlor hay Norvasc), felodipine (biệt dược Pledil) và diltiazem (biệt dược Cardizem)
  • Thuốc lợi tiểu: Có thể kể tên như chlothalidone và hydrochlorothiazide, hypothiazide, furocemide ...
furocemid
Hình ảnh thuốc furocemid giúp bệnh nhân lợi tiểu

6. Các loại thuốc statin

Những người bị đột quỵ thiếu máu não do nghẽn động mạch não thường có lượng chất béo dư thừa thành động mạch được gọi là các mảng xơ vữa. Các mảng này được cấu tạo chủ yếu từ cholesterol, vì vậy giảm được cholesterol sẽ làm giảm nguy cơ hình thành được mảng xơ vữa. Các thuốc này giúp làm mỏng dần các mảng xơ vữa và làm giảm nguy cơ nứt vỡ mảng xơ vữa. Có thể kể tên một số thuốc như sau: atorvastatin (biệt dược: Lipitor), lovastatin (biệt dược Mevacor, Altoprev), pravastatin (biệt dược Pravachol), rosuvastatin (Crestor) và simvastatin (biệt dược Zocor).

Bài viết này chỉ nhằm cung cấp các thông tin cơ bản nhằm giúp bạn duy trì sử dụng các thuốc để ngăn ngừa cơn đột quỵ não tiếp theo xảy ra. Để có thêm các thông tin chi tiết khác về các thuốc này, các bạn nên hỏi bác sĩ điều trị cho mình hoặc các bài viết hoặc các nguồn khác sẽ giải thích chi tiết hơn về từng loại thuốc, các tác dụng phụ có thể gặp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

31.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan