Các sơ cứu ban đầu khi bị bỏng

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Công Hòa - Bác sĩ Hồi sức tích cực, Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bỏng là tình trạng tổn thương da hoặc các mô hữu cơ khác chủ yếu do nhiệt hoặc do bức xạ, phóng xạ, điện, ma sát hoặc tiếp xúc với hóa chất. Bức xạ do ánh nắng mặt trời, nhiệt có thể tác động trực tiếp lửa, chất lỏng nóng hoặc vật thể nóng và đôi khi là các chất khí nóng.

1. Phân loại bỏng?

Vị trí bỏng có thể ở mặt, tay, chân và ở vùng cổ, bộ phận sinh dục thì nguy hiểm.

Bỏng có thể gây ra những tổn thương to lớn cho cơ thể. Nó có thể gây ra sốc do đau đớn, các vết thương lớn, có thể nhiễm trùng, suy nội tạng và thậm chí tử vong.

Ưu tiên cao nhất của người cứu hộ là an toàn cá nhân.

Nếu nạn nhân đang bốc cháy, còn tỉnh hãy yêu cầu họ lăn ra ngoài đám cháy.

Nếu nạn nhân tiếp xúc với điện KHÔNG ĐƯỢC CHẠM vào họ cho đến khi ngắt được nguồn điện.

2. Sơ cứu khi bị bỏng

Bỏng nhẹ Bỏng nặng
Các dấu hiệu và triệu chứng:
→ Đau, đỏ
→ Sưng, phồng rộp
Sơ cứu:
→ Bộc lộ vết bỏng
Các dấu hiệu và triệu chứng: Diện tích bỏng lớn, cháy đen, bệnh nhân vô cùng đau đớn, kêu la, bất tỉnh
Sơ cứu:
→ Làm mát vết bỏng bằng nước lạnh và
tiếp tục cho đến khi cơn đau giảm bớt
→ Sau khi đỡ đau, phủ một lớp mỡ bạc (Silvirin) băng lại bằng băng vô trùng hoặc băng sạch
→ Tránh va chạm trực tiếp vào vết Thương.
→ KHÔNG làm vỡ mụn nước hoặc bôi bất kỳ
thuốc mỡ hoặc chất khác
→ Quan sát nhanh đánh giá các dấu hiệu nguy hiểm cho người cấp cứu, nếu môi trường an toàn tiếp cận nạn nhân đánh giá các dấu hiệu sống còn như: Ý thức còn tỉnh hay hôn mê. Hô hấp còn thở hay không thở, thở nhanh, suy hô hấp. Tuần hoàn có mạch hay không.
→ Gọi 115 và kích hoạt đội cấp cứu ngoại viện.
→ Tiến hành các cấp sơ cứu cho nạn nhân nếu Bạn biết làm.

2.1 Sơ cứu vết thương nhỏ

  • Vết thương nhỏ

Các vết thương nhỏ bao gồm trầy xước, rách, thủng và rách. Điều quan trọng nhất cần chú ý với bất kỳ vết thương hở nào là kiểm soát chảy máu và nhiễm trùng.

Các dấu hiệu và triệu chứng:

  • Bị dập hoặc cắt sâu vào trong da
  • Chảy máu - có thể ít hoặc nhiều tùy theo vị trí vết thương, nếu gần các mạch máu như cổ tay, khoeo, đùi, cổ có thể mất máu nhiều
  • Bầm tím và đau
  • Dấu hiệu nhiễm trùng quanh vết thương: Sưng nóng, đỏ đau
  • Dấu hiệu sốc mạch nhanh, huyết áp thấp, vã mồ hôi, ý thức chậm chạp

Sơ cứu:

Rửa sạch vết thương bằng các dung dịch kháng khuẩn xà phòng và nước muối sinh lý, Betadine... làm sạch nếu còn dị vật.

Băng vết thương bằng băng vô khuẩn. Đặt gạc băng ép vết thương nếu đang chảy máu, nhanh chóng đến cơ sở y tế để khâu vết thương.

  • Những vết thương bầm tím, chấn thương máu tụ dưới da

Các dấu hiệu và triệu chứng:

  • Đau và sung
  • Đổi màu: vết bầm mới sẽ có màu tím sẫm / vết thâm cũ sẽ mờ dần

sang màu vàng lục.

Sơ cứu:

Chườm đá lên vết thương để giảm đau, làm giảm vết bầm lan rộng và sưng tấy.

Lưu ý tránh để tổn thương thêm do đá lạnh tại khu vực chườm đá, đặt một chiếc khăn hoặc vải mỏng lên giữa da và nước đá. Hạn chế chườm đá liên tục, cứ chườm 20 phút tạm dừng 20 phút lại chườm lại.

  • Vết thương bị dập, chấn thương do bị đè hoặc bị ép

Ví dụ: bị kẹp ngón tay vào cửa.

Các dấu hiệu và triệu chứng:

  • Đau và sung
  • Đổi màu và đôi khi biến dạng vùng tổn thương

Sơ cứu:

  • Chườm đá giống như bạn làm với chấn thương bầm tím
  • Nếu không thuyên giảm, uống thêm giảm đau Paracetamol

Nếu thấy đau chói, mất giảm cảm giác, hoặc tê yếu, hoặc nhợt nhạt vùng da của chi thể bị bầm dập nên đến ngay cơ sở y tế để khám và chụp xquang.

  • Chảy máu nhiều

Các bước hành động khẩn cấp:

  • Đánh giá môi trường xung quanh có an toàn không? Nếu không, ra khỏi đó.

Chỉ di chuyển bệnh nhân nếu thực sự an toàn và cần thiết.

  • Đánh giá nạn nhân – Vỗ vai (xem tỉnh không) hoặc hét tên nếu biết bệnh nhân. Có phản hồi?? Nếu không là bất tỉnh?

Đánh giá vết thương:

  • Vị trí?
  • Hình dạng?
  • Kích thước? (sự nông sâu, rộng hẹp...).
  • Tình trạng máu chảy, máu thấm quần áo?
  • Có dị vật hay không?
  • Có kèm theo không: xương, mạch máu.
  • Hành động khẩn cấp là cầm máu và khống chế sự chảy máu cho nạn nhân là nhằm ngăn cảm nguy cơ sốc do mất máu
  • Nếu có thêm người giúp đỡ gọi ngay cấp cứu 115, nếu có một mình bạn thì bạn là người thực hiện cuộc gọi.
  • Đè ép trực tiếp lên vết thương.
Đè ép trực tiếp lên vết thương

Hình dưới là các vị trí ép cầm máu trên cơ thể.

vị trí ép cầm máu trên cơ thể.

  • Có thể cởi hoặc cắt bỏ quần áo để vết thương có thể được nhìn thấy.
  • Đặt gạc lên trực tiếp trên vết thương.
  • Tạo áp lực trực tiếp, chắc chắn bằng tay hoặc băng qua vết thương.
  • Nếu nạn nhân còn tỉnh có thể bảo nạn nhân hỗ trợ dùng tay nạn nhân ép gạc.
  • Đặt gạc vô khuẩn che kín vết thương
  • Dùng băng cuộn, băng dính hoặc băng thun băng ép cầm máu, trong quá trình băng có thể hỏi người bệnh về độ chặt của băng
  • Với vết thương dập nát hoặc có gãy xương thì dùng nẹp để cố định
  • Với vết thương mạch máu lớn không băng ép được thì phải garo cầm máu và ghi phiếu garo (thời gian đặt garo).
  • Kiểm tra tuần hoàn đầu chi hoặc tổ chức phía dưới vùng băng
  • Đặt người bệnh trở về tư thế thoải mái
  • Đảm bảo một đường thở thông thoáng cho nạn nhân.
  • Giữ ấm cho nạn nhân
  • Nếu nghi ngờ sốc mất máu để đầu thấp chân cao.

Dị vật đường thở

Nạn nhân nhân còn tỉnh:

  • Nhanh chóng hỏi, "bạn có bị nghẹt thở không?"
  • Nếu nạn nhân gật đầu đồng ý, hoặc không thể nói được và ho sặc sụa
  • Hành động nhanh chóng.

Người sơ cứu đứng sau lưng nạn nhân, vòng tay ra phía trước (vùng thượng vị) nạn nhân, nắm bàn tay phải, bàn tay trái cầm bàn tay phải, áp sát vào vùng thượng vị, giật mạnh vòng tay về phía cơ hoành theo hướng từ dưới lên trên. Có thể lặp lại thủ thuật nhiều lần cho tới khi dị vật bị đẩy ra ngoài;

Dị vật đường thở

Phương pháp 2: Người sơ cứu một tay vòng ra phía trước đỡ nạn nhân, một tay đập mạnh vào lưng nạn nhân (vùng giữa 2 xương bả vai) nhiều lần để đẩy dị vật đường thở ra ngoài.

Nạn nhân không tỉnh: Cần đặt nạn nhân xuống đất.

Người thực hiện thủ thuật để đầu nạn nhân nghiêng về một bên, áp một tay vào vùng thượng vị, bàn tay kia đặt bắt chéo lên trên bàn tay này rồi đẩy mạnh từ bụng lên phía ngực để tạo lực đẩy dị vật bật ra ngoài.

Hô hấp nhân tạo. Mỗi khi đường thở được mở, tìm dị vật trong cổ họng nạn nhân và nếu bạn có thể nhìn thấy nó, hãy loại bỏ nó, cẩn thận để không đưa dị vật sâu hơn vào cổ họng nạn nhân.

  • Tiếp tục đẩy ngực cho đến khi có Nhân viên y tế đến, hoặc nạn nhân có dấu hiệu thở được.
ép tim

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ , hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

709 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan