Các phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Phần 1)

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bách - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bên cạnh phương pháp điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính bằng thuốc thì có rất nhiều các biện pháp điều trị mà người bệnh cần biết và nên tuân thủ để cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ biến chứng.

1. Tìm hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (thường được gọi là "COPD") là tình trạng đường thở trong phổi bị viêm và hẹp (viêm phế quản mãn tính) và các đơn vị trao đổi khí của phổi là phế nang bị tổn thương (khí phế thũng).

Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến nhất của COPD. Khi phổi trở nên hư hỏng hơn theo thời gian, tình trạng hô hấp và trao đổi khí ngày càng khó khăn, tổn thương lan rộng, phổi cũng có thể trở nên khó khăn hơn để lấy đủ oxy vào máu và loại bỏ lượng carbon dioxide dư thừa. Những thay đổi này đều dẫn đến khó thở và các triệu chứng khác.

Điều trị COPD thường có thể giúp kiểm soát khó thở và ho và đôi khi có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh. Nhưng điều quan trọng nhất bạn có thể làm để cải thiện là ngừng hút thuốc và tránh hít phải khói thuốc.

Phụ nữ hút thuốc lá
Uống thuốc là nguyên nhân chính gây COPD

2. Phương pháp điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc có rất nhiều các biện pháp điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính mà người bệnh cần biết và nên tuân thủ để cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ biến chứng.

2.1 Bỏ hút thuốc và tránh khói thuốc

Nếu như bạn không biết cần làm gì khi bị phổi tắc nghẽn mãn tính thì phần đầu tiên và quan trọng nhất trong mọi kế hoạch điều trị bệnh COPD là ngừng hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Điều này đúng bất kể bạn ở giai đoạn nhẹ hay giai đoạn nặng của bệnh. Ngừng hút thuốc có thể giúp làm chậm tiến triển của COPD, bất kể bạn đã dùng nó bao lâu. Bỏ hút thuốc có thể là một khó khăn, nhưng bệnh nhân có thể đến gặp nhân viên y tế để được hỗ trợ bằng tư vấn và được kê đơn thuốc hỗ trợ.

2.2 Học và biết sử dụng các loại thuốc điều trị dạng hít, xịt

Nhiều loại thuốc dùng để điều trị COPD có trong thuốc hít, xịt để dùng qua miệng đưa thuốc vào phế quản tùy theo thiết bị đi kèm của nhà sản xuất, cách dùng thuốc tại chỗ nãy giúp thời gian tác dụng thuốc nhanh, hiệu quả. Một số loại thuốc có trong một máy phun sương, là một thiết bị biến thuốc thành một màn sương mịn mà bạn hít vào. Có nhiều loại thiết bị ống hít và máy phun sương khác nhau, và mỗi loại đòi hỏi một kỹ thuật hơi khác nhau để sử dụng hiệu quả. Các bác sĩ của bạn có thể giúp dạy bạn cách sử dụng ống hít để đảm bảo tất cả các loại thuốc được chuyển đến phổi của bạn. Mỗi lần khám định kỳ bạn sẽ được các bác sĩ hỏi và giúp đỡ nếu bạn gặp khó khăn khi sử dụng các dạng thuốc như vậy. Khi sử dụng thành thạo bạn sẽ thấy thoải mái và hiệu quả của thuốc.

2.3 Tập phục hồi chức năng phổi

Chương trình phục hồi chức năng phổi hướng dẫn bạn cách giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh phổi hiện tại của bạn. Bao gồm đến giáo dục về tình trạng bệnh lý bản thân, hướng dẫn tập thể dục, hỗ trợ hòa nhập xã hội và hướng dẫn về các kỹ thuật thở.

Phục hồi chức năng phổi có thể bao gồm các chương trình nhỏ được sắp xếp một hoặc hai lần một tuần trong 8 đến 12 tuần. Khi hoàn thành chương trình các bệnh nhân sẽ tự mình tiếp tục các bài tập kèm theo đơn thuốc được kê và khám định kỳ.

Các chương trình phục hồi chức năng phổi đã được chứng minh là cải thiện khả năng tập thể dục của một người, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm tần suất các đợt cấp của COPD (khi các triệu chứng bùng phát nhiều hơn bình thường). Đối với cả những người bị khó thở nặng chương trình phục hồi chức năng cũng có các hiệu quả nhất định.

Khám bệnh
Khám bệnh định kỳ giúp kiểm soát được tình trạng bệnh

2.4 Khám định kỳ

Đây là một phần quan trọng trong việc quản lý COPD của bạn. Nhân viên y tế có thể gặp và trao đổi với người bệnh về các triệu chứng của họ, phương pháp điều trị và mức độ tuân thủ dùng thuốc về mức độ phù hợp và có hiệu quả như thế nào. Ngoài ra người bệnh có thể cung cấp thêm các vấn đề sức khỏe khác có thể ảnh hưởng đến COPD cho bác sĩ. Tần suất khám sẽ phụ thuộc vào tình hình và sức khỏe cụ thể của bạn, nhưng bạn có thể sẽ có các cuộc hẹn ít nhất vài tháng một lần.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan