Các phương pháp điều trị bằng thuốc trong bệnh trào ngược thanh quản Phần 1

Bài viết bởi Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Trào ngược thanh quản được định nghĩa là tình trạng trào ngược các chất trong dạ dày vào thanh quản và hầu. Có rất ít kết quả để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị trào ngược (bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, điều trị nội khoa, phẫu thuật chống trào ngược) đối với trào ngược thanh quản.

1. Vai trò của thay đổi lối sống trong điều trị viêm thanh quản trào ngược

Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống là những biện pháp can thiệp hiệu quả đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản , mặc dù thực tế là có rất ít dữ liệu mạnh mẽ được công bố. Theo phương pháp điều trị được sử dụng tại một bệnh viện đa khoa quận của Vương quốc Anh, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và hành vi cũng được cho là rất hiệu quả trong việc quản lý trào ngược thanh quản.

Trào ngược các thành phần từ dạ dày có thể gây nên bệnh lý viêm thanh quản trào ngược
Trào ngược các thành phần từ dạ dày có thể gây nên bệnh lý viêm thanh quản trào ngược

2. Điều trị nội khoa

Xem xét độ nhạy và độ đặc hiệu kém của tất cả các xét nghiệm chẩn đoán hiện có, một thử nghiệm điều trị theo kinh nghiệm là bước đầu tiên để xác nhận trào ngược thanh quản và điều trị nó cho phù hợp. Tuy nhiên, không có phác đồ được chấp nhận để điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân trào ngược thanh quản .

Kể từ khi được giới thiệu vào những năm 1980, thuốc kháng tiết axit PPIs đã chứng minh khả năng ức chế tiết axit dạ dày mạnh nhất, cho thấy rõ ràng lợi thế khác biệt (đối với việc chữa bệnh và giảm triệu chứng) so với thuốc đối kháng thụ thể H2 . Do đó, các chất đối kháng thụ thể H2 đã hạn chế vai trò của chúng chủ yếu đối với những bệnh nhân bị tăng tiết phá axit về đêm mặc dù điều trị PPI hai lần mỗi ngày, hoặc để quản lý lâu dài các triệu chứng trào ngược trên cơ sở 'khi cần thiết'. Các tác nhân prokinetic, mặc dù ít được đánh giá, thường được coi là không hữu ích trong trào ngược thanh quản.

Các thành phần ở dạ dày có thể trào ngược lên thanh quản gây bệnh lý viêm thanh quản trào ngược
Các thành phần ở dạ dày có thể trào ngược lên thanh quản gây bệnh lý viêm thanh quản trào ngược

3. Các lựa chọn dược lý khác nhau để điều trị trào ngược thanh quản:

Tóm tắt các liệu pháp y tế khác nhau trong bệnh trào ngược thanh quản với hiệu quả đã được chứng minh hoặc chưa chắc chắn.

Các thuốc đã được chứng minh Không chắc chắn
PPI Liều gấp đôi trong 12 tuần ở bệnh nhân có các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản thanh quản và điển hình Bệnh nhân không có triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản điển hình
H2RA Hữu ích trong liệu pháp bổ sung ở những bệnh nhân bị đột phá axit về đêm Thay thế cho liệu pháp PPI
Prokinetic Thường được coi là vô ích
Alginate Hữu ích trong liệu pháp bổ sung làm rào cản cơ học
Các thuốc điều chỉnh thần kinh Baclofen có tác dụng giảm tổng số lần trào ngược Arbaclofen groarbil, lesogaberan (ít dữ liệu có sẵn)
Chất
giảm trào ngược Chất điều chỉnh cơn đau nội tạng
TCA, SSRI có hiệu quả ở bệnh nhân thực quản quá mẫn cảm

Chữ viết tắt: GERD, bệnh trào ngược dạ dày thực quản; H2RA, chất đối kháng thụ thể histamine-2; PPI, chất ức chế bơm proton; SSRI, chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc; TCA, thuốc chống trầm cảm ba vòng.

4. Vai trò của thuốc ức chế bơm proton

Liệu pháp PPI được coi là phương pháp chăm sóc chính ở bệnh nhân bệnh trào ngược dạ dày thực quản; tuy nhiên, hiệu quả của nó trong điều trị trào ngược thanh quản vẫn còn nhiều nghi ngờ.

Trong thực hành lâm sàng, nhất quán với giả định rằng đường tiêu hóa trên nhạy cảm với trào ngược axit hơn thực quản, người ta tin rằng những bệnh nhân bị viêm thanh quản liên quan đến trào ngược cần liều cao hơn và thử nghiệm PPI lâu hơn để đạt được sự cải thiện của các triệu chứng ở thanh quản hơn những người có các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản điển hình. Mặt khác, các thử nghiệm đối chứng với giả dược đã không chứng minh được bất kỳ lợi ích điều trị nào của PPI. Năm 2006, một nghiên cứu ngẫu nhiên đa trung tâm tiền cứu, với 145 bệnh nhân có các triệu chứng và dấu hiệu nội soi của trào ngược thanh quản, không cho thấy lợi ích nào ở những bệnh nhân được điều trị bằng esomeprazole 40 mg x 2 lần / ngày trong 4 tháng so với giả dược.

Ngoài ra, tổng quan hệ thống của Cochrane về 302 nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ thử nghiệm chất lượng cao nào đáp ứng các tiêu chí đưa vào để đánh giá hiệu quả của liệu pháp chống trào ngược đối với khàn tiếng . Một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã không chứng minh được tính ưu việt của PPI so với giả dược trong điều trị trào ngược thanh quản nghi ngờ.

Xem thêm: Các phương pháp điều trị bằng thuốc trong bệnh trào ngược thanh quản Phần 2

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan