Các đặc điểm của bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh của cơ thể gây ra hơn 80 loại bệnh khác nhau. Các căn bệnh này có thể bùng phát và thuyên giảm nếu kiểm soát được triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, bệnh tự miễn không thể điều trị khỏi hoàn toàn, về lâu dài có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Đặc điểm của bệnh tự miễn

Hệ thống miễn dịch thường có chức năng bảo vệ chống lại vi trùng như vi khuẩn và virus. Khi hệ thống miễn dịch cảm nhận được những tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ truyền tín hiệu cho các tế bào bảo vệ và tấn công các tác nhân ngoại lai. Thông thường, hệ thống miễn dịch có thể xác định được sự khác nhau giữa tế bào lạ hay tác nhân ngoại lai và tế bào trong cơ thể.

Bệnh tự miễn là tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào cơ thể chẳng hạn như khớp, da, ... Hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng ra kháng thể (còn gọi là protein) tấn công vào tế bào khỏe mạnh. Một số bệnh tự miễn chỉ tác động vào một cơ quan. Ví dụ, bệnh tiểu đường type 1 phá hủy tuyến tụy.

Nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn của hệ thống miễn dịch vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Hơn nữa, một số người có nhiều khả năng mắc bệnh tự miễn hơn so với những người khác. Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 2014 cho thấy phụ nữ (6.4%) mắc bệnh tự nhiễm cao hơn ở nam giới (2.7%). Thông thường, bệnh sẽ bắt đầu trong khoảng thời gian sinh đẻ ( từ 15 đến 44 tuổi). Hay một nghiên cứu khác về bệnh tự miễn ở một số nhóm dân tộc cho kết quả lupus ban đỏ toàn thân có ảnh hưởng nhiều đến những người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha hơn so với những người da trắng.

Một số bệnh tự miễn như đa xơ cứng, lupus có thể lây truyền trong gia đình. Không phải tất cả mọi thành viên trong gia đình sẽ mắc bệnh giống nhau, nhưng họ sẽ được thừa hưởng độ nhạy với tình trạng tự miễn dịch.

Một số chế độ ăn của phương Tây cũng là yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tự miễn. Ăn thực phẩm chất béo, nhiều đường và chế biến được cho là có liên quan đến tình trạng viêm và gây ra phản ứng miễn dịch.

Một nghiên cứu năm 2015 tập trung vào giả thuyết về vệ sinh. Trẻ em ngày nay ít bị phơi nhiễm với mầm bệnh hơn trước vì chúng đã được sử dụng vắc-xin hoặc thuốc sát trùng. Việc thiếu phơi nhiễm này có thể khiến hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá với các chất vô hại.

tiểu đường
Bệnh tiểu đường type 1 là bệnh tự miễn

2. Các tiêu chuẩn xác định bệnh tự miễn

2.1. Sự thể hiện tự miễn dịch

Bước đầu tiên trong việc chỉ định nguyên nhân tự miễn cho bệnh không rõ nguồn gốc ở người là chứng minh cho phản ứng tự miễn đối với một kháng nguyên có liên quan. Tự kháng thể có thể cũng có hữu ích trong việc xác định chính xác kháng nguyên đối với bệnh lý là do qua trung gian tế bào chứ không phải miễn dịch qua trung gian kháng thể.

2.2. Vai trò gây bệnh tự miễn

Sự hiện diện đơn thuần của tự kháng thể không đảm bảo là bệnh đó có nguyên nhân tự miễn. Các tự kháng thể có thể là hậu quả của bệnh và thậm chí không liên quan đến quá trình mắc bệnh. Bước quan trọng là cần xác định cơ chế tác động liên quan.

Kháng thể
Các tự kháng thể có thể là hậu quả của bệnh tự miễn

2.3. Đầu mối liên quan

Đôi khi không thể trải qua các bước chính được nêu ở trên trong việc thiết lập hệ sinh thái tự miễn của một căn bệnh ở người. Trong điều kiện thực tế, có một số đầu mối có thể sử dụng bởi các bác sĩ lâm sàng để được gợi ý về nguyên nhân tự miễn. Manh mối đầu tiên có thể là sự kết hợp chặt chẽ với một haplotype đặc thù. Và manh mối thứ hai là sự liên quan của bệnh này với bệnh khác được biết là có nguyên nhân tự miễn. Tuy nhiên, theo quan điểm lâm sàng, việc điều trị thành công bệnh có vẻ quan trọng hơn trực tiếp thiết lập nguyên nhân tự miễn.

3. Một số bệnh tự miễn phổ biến

Có hơn 80 bệnh tự miễn khác nhau. Đây là 14 bệnh phổ biến nhất trong số đó

  • Đái tháo đường type 1: Tuyến tụy sản xuất insulin giúp điều chỉnh đường trong máu. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch tấn công và phá huỷ các tế bào sản xuất insulin dẫn đến lượng đường trong máu cao và có thể gây tổn thương mạch máu cũng như các cơ quan khác: tim, thận, mắt, thần kinh.
  • Viêm khớp dạng thấp: Hệ thống miễn dịch tấn công các khớp gây ra đỏ, ấm, đau và cứng khớp.
  • Bệnh vẩy nến: Các tế bào da thường phát triển và sau đó bong ra. Còn bệnh vẩy nến là do các tế bào da nhân lên quá nhanh và tích tụ thành các mảng đỏ bị viêm. Có tới 30% người bị bệnh vẩy nến cũng phát triển sưng, cứng và đau khớp. Đây là bệnh viêm khớp vẩy nến.
  • Bệnh đa xơ cứng: Bệnh phá huỷ myelin - lớp bảo vệ quanh các tế bào thần kinh trong hệ thống thần kinh trung ương. Khi lớp vỏ myelin tổn thương sẽ làm chậm tốc độ truyền tin giữa não và tuỷ sống đến các bộ phận khác của cơ thể.
  • Lupus ban đỏ hệ thống: Là bệnh do phát ban toàn thân và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như khớp, thận, não và tim.
  • Bệnh viêm ruột: Là tình trạng gây viêm trong niêm mạc của thành ruột. Bệnh Crohn có thể gây viêm bất kỳ phần nào của đường tiêu hoá từ miệng đến hậu môn. Còn với viêm loét đại tràng chỉ có niêm mạc của ruột già và trực tràng bị viêm.
Hội chứng Crohn
Bệnh viêm ruột gây viêm trong niêm mạc của thành ruột

  • Bệnh Addison: Ảnh hưởng đến tuyến thượng thận, nơi sinh ra hormone cortisol và aldosterone cũng như nội tiết tố androgen. Bệnh do có quá ít cortisol có thể ảnh hưởng đến sử dụng và dự trữ carbohydrate và đường (glucose). Đồng thời, thiếu aldosterone sẽ dẫn đến mất natri và thừa kali trong máu.
  • Bệnh Graves: Bệnh sẽ tấn công tuyến giáp ở cổ, khiến nó sản xuất quá nhiều hormone. Có khoảng 30% bệnh nhân mắc Graves có thể mắc bệnh nhãn khoa Graves (chứng lồi mắt).
  • Hội chứng Sjögren: Bệnh do sự tấn công các tuyến cung cấp dầu bôi trơn cho mắt và miệng. Ngoài ra, nó cũng có thể ảnh hưởng đến khớp hoặc da.
  • Viêm tuyến giáp Hashimoto: Do hormone tuyến giáp sản xuất chậm và gây ra sự thiếu hụt so với mức yêu cầu.
  • Bệnh nhược cơ: Bệnh sẽ ảnh hưởng đến các xung thần kinh, nơi giúp não kiểm soát cơ bắp. Khi tín hiệu từ dây thần kinh đến cơ bắp bị suy yếu, các tín hiệu này có thể điều khiển cơ bắp co lại.
  • Viêm mạch tự miễn: Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công các mạch máu gây ra viêm làm thu hẹp các động mạch và tĩnh mạch.
  • Thiếu máu ác tính: Bệnh sẽ gây ra sự thiếu hụt protein được tạo bởi tế bào lót dạ dày (yếu tố nội tại cần thiết để ruột non hấp thụ vitamin B12 từ thức ăn). Khi thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu và thay đổi khả năng tổng hợp DNA.

Bệnh celiac: Thường xảy ra ở những người mắc bệnh không thể ăn thực phẩm có chứa gluten-protein có trong lúa mì và lúa mạch đen. Khi gluten ở trong ruột non, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công ảnh hưởng đến đường tiêu hoá và gây viêm.

Bệnh celiac có nguy hiểm?
Bệnh celiac là bệnh tự miễn phổ biến

Bệnh tự miễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ liên quan đến bệnh tự miễn thì người bệnh có thể đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, tư vấn và điều trị sớm nhất.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo: hopkinsmedicine.org, healthline.com, ncbi.nlm.nih.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan