Các cách phòng ngừa bệnh thận

Thận là một cơ quan nội tạng giữ vai trò quan trọng trong việc lọc máu cho cơ thể. Khi thận có bất kỳ rối loạn nào đều sẽ gây ra những khó chịu cho cơ thể. Vì thế, mỗi người cần phải biết các cách phòng ngừa bệnh thận.

1. Tổng quan về bệnh thận

Bệnh thận là một căn bệnh gây ra những nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe con người. Bệnh có thể làm mất dần chức năng thận, dẫn đến suy thận và cần phải được lọc máu hoặc ghép thận để duy trì cuộc sống. Một số bệnh về thận như:

  • Viêm bể thận: Hay còn gọi là nhiễm trùng xương chậu thận. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm bể thận là do vi khuẩn phát triển nhanh chóng từ nhiễm trùng bàng quang không được xử lý triệt để, bệnh thường sẽ gây đau lưng hoặc sốt.
  • Viêm cầu thận: Xảy ra khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức có thể tấn công thận, gây viêm và xuất hiện một số tình trạng khác. Máu và protein có trong nước tiểu không được đào thải hết ra ngoài chính là nguyên nhân gây viêm cầu thận. Thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng suy thận.
  • Sỏi thận: Xảy ra khi những chất cặn lắng tích tụ lại lâu trong thận, không được đào thải ra ngoài sẽ kết dính lại thành những viên sỏi, lấp đường đi của nước tiểu. Khi đó, người bệnh sẽ có biểu hiện đau khi đi vệ sinh. Đây là một trong những căn bệnh thường gặp.
  • Hội chứng thận hư: Khi thận bị tổn thương, khiến cho việc đào thải protein gặp sự cố, một lượng lớn protein sẽ đi vào nước tiểu. Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng sưng phù chân.
  • Bệnh thận đa nang: Là tình trạng di truyền dẫn đến việc xuất hiện u nang lớn ở cả hai thận gây cản trở các hoạt động của thận.
  • Suy thận cấp tính: Khi cơ thể bị mất nước, tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc tổn thương thận nặng nề có thể gây ra suy thận cấp. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời, hội chứng này sẽ phục hồi rất nhanh.
  • Suy thận mãn tính: Nguyên nhân gây suy thận chủ yếu là do bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Khi mắc suy thận mãn tính, người bệnh gần như phải sống chung với nó suốt đời.

2. Dấu hiệu của bệnh thận dễ nhận biết

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược hoặc khả năng tập trung kém: Khi chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng sẽ dẫn đến tình trạng độc tố và tạp chất tích tụ trong máu, khiến cho lượng oxy và dưỡng chất có trong hồng cầu giảm theo. Vì thế, những tế bào khác sẽ không được cung cấp đầy đủ năng lượng để có thể duy trì hoạt động.
  • Da trở nên khô và ngứa: Vì còn khỏe mạnh, thận đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng như: Lọc và giải trừ độc tố, tạp chất, đào thải dịch dư thừa, hỗ trợ sản sinh hồng cầu, duy trì lượng khoáng chất phù hợp trong máu,... nên khi thận bị suy yếu, khả năng duy trì và cân bằng mật độ khoáng chất và chất dinh dưỡng nên dẫn đến tình trạng khô da hoặc ngứa.
  • Thường xuyên có cảm giác cần đi tiểu: Do bộ lọc của thận bị tổn thương nên càng kích thích nhu cầu đi vệ sinh ở người bệnh.
  • Máu lẫn trong nước tiểu: Thông thường, thận sẽ giữ lại các tế bào hồng cầu trong cơ thể trong quá trình thanh lọc độc tố và chất thải, nhưng khi chức năng thận bị suy giảm, hồng cầu sẽ có nguy cơ bị lẫn vào trong nước tiểu và đi ra ngoài cơ thể.
  • Phù: Khi thận yếu đi, các chất lỏng dư thừa không được loại bỏ nên sẽ tích tụ trong cơ thể, khiến cho chân, cổ chân, bàn chân, tay hoặc mặt của người bệnh bị phù.
  • Buồn nôn và nôn: Sự tích tụ dữ dội của các chất thải có trong máu cũng sẽ khiến cho người bệnh gặp tình trạng nôn hoặc buồn nôn.

3. Các cách phòng ngừa bệnh thận

Các bệnh về thận thường sẽ có chi phí điều trị cao và thường chỉ có 5 - 10% người bệnh suy thận may mắn có thể được điều trị thay thế. Vì những hậu quả nghiêm trọng như vậy, việc phòng ngừa bệnh thận là lựa chọn sáng suốt nhất.

Phòng tránh bệnh thận cho người khỏe mạnh:

  • Tập thể dục: Đây là một trong những hoạt động thể lực hàng ngày giúp cho cơ thể duy trì huyết áp bình thường và kiểm soát được lượng đường máu. Tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về thận.
  • Cân bằng chế độ ăn uống: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau tươi và trái cây sẽ giúp cơ thể giảm được nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, trong đó có các bệnh về thận. Trong các bữa ăn, cần giảm đi lượng tinh bột, đường, chất béo và thịt. Đối với những người lớn trên 40 tuổi, giảm muối sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp và sỏi thận.
  • Không sử dụng thuốc lá: Khói thuốc lá có thể dẫn đến xơ vữa mạch, làm giảm lưu lượng máu đến thận, giảm khả năng hoạt động tốt nhất cho thận. Đã có những nghiên cứu chứng minh rằng hút thuốc sẽ gây giảm chức năng của thận nhanh hơn so với những người có bệnh thận tiềm ẩn.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc tây: Không được làm dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc giảm đau, chống viêm, gây tổn thương cho thận và đặc biệt là sẽ dẫn đến suy thận nếu sử dụng thường xuyên.
  • Uống nhiều nước: Uống đủ nước sẽ giúp làm loãng nước tiểu, loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể và giúp ngăn ngừa sỏi thận.
  • Kiểm tra thận định kỳ: Vì bệnh thận thường xảy ra thầm lặng và không gây ra những triệu chứng rõ ràng cho đến giai đoạn muộn nên việc chẩn đoán sớm và phòng ngừa bệnh thận cần được thực hiện đều đặn, đặc biệt là những người có nguy cơ cao như những người mắc bệnh đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp, người lớn trên 40 tuổi.

Phòng ngừa đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh thận:

  • Nhận thức đúng về bệnh thận và chẩn đoán sớm: Luôn theo dõi các triệu chứng của bệnh thận như phù mặt, phù chân, chán ăn, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, nhợt nhạt, đi tiểu nhiều lần, đi tiểu có máu. Khi thấy xuất hiện những triệu chứng như vậy, người bệnh cần đến khám bác sĩ và làm các xét nghiệm để kiểm tra tình trạng hiện tại của thận.
  • Phòng ngừa bệnh thận cho bệnh nhân đái tháo đường: Cách đơn giản là người bệnh cần thường xuyên đo huyết áp và làm xét nghiệm nước tiểu ít nhất 3 tháng một lần để được kiểm tra protein hoặc microalbumin niệu bằng que thử. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, người bệnh cũng cần phải kiểm soát được lượng đường trong máu một cách cẩn thận, duy trì huyết áp dưới 130/ 80 mmHg, giảm đi lượng protein trong khẩu phần ăn và kiểm soát được lipid máu.
  • Phòng ngừa bệnh thận cho bệnh nhân tăng huyết áp: Các bệnh nhân bị tăng huyết áp cần phải thường xuyên uống thuốc hạ áp theo đơn đã kê, kiểm tra huyết áp định kỳ và có chế độ sử dụng muối trong khẩu phần ăn hợp lý.
  • Biện pháp phòng ngừa và duy trì cho bệnh nhân bị bệnh thận mạn: Đây là một loại bệnh không thể chữa khỏi nhưng nếu phát hiện sớm và kèm theo các chế độ ăn kiêng khem phù hợp, được theo dõi định kỳ, có các phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp làm chậm quá trình tiến triển nặng hơn của bệnh. Người bệnh cần phải được phát hiện sớm các yếu tố như mất nước, tắc nghẽn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, tụt huyết áp, thuốc gây độc thận,... và xử lý ngay để duy trì các chức năng thận được ổn định.
  • Bên cạnh thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, người bệnh nên sử dụng các thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên để phòng ngừa bệnh thận, trong đó có cây dành dành chữa suy thận. Dành dành có vị đắng chát, tính hàn, thường được dùng để cải thiện các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, tăng cường hệ miễn dịch ở thận, hỗ trợ điều áp huyết áp và lưu thông máu. Người bệnh có thể dùng kết hợp dành dành với nhiều thảo dược quý khác như: Mã đề, hoàng kỳ, đan sâm, bạch phục linh, linh chi đỏ,...

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người bệnh biết được các cách phòng ngừa bệnh thận và thực hiện phù hợp với cơ thể của mình. Tuy nhiên, người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán để biết được tình trạng hiện tại của cơ thể để đưa ra được biện pháp phòng bệnh thận khoa học nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Gyrablock
    Công dụng thuốc Gyrablock

    Gyrablock thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Thành phần chính của thuốc Gyrablock là Norfloxacin, được chỉ định trong điều trị ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • philtelabit
    Công dụng thuốc Philtelabit

    Thuốc Philtelabit thuộc nhóm thuốc ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Thuốc có thành phần ofloxacin được chỉ định điều trị trong trường hợp nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng niệu sinh dục... Tuy nhiên trong quá trình điều trị ...

    Đọc thêm
  • oratid
    Công dụng thuốc Oratid

    Thuốc Oratid có chứa thành phần chính Cefaclor, đây là kháng sinh bán tổng hợp, thuộc nhóm Cephalosporin, dùng đường uống. Thuốc Oratid được chỉ định trong điều trị viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang và nhiễm ...

    Đọc thêm
  • Hanprolex
    Công dụng thuốc Hanprolex

    Hanprolex thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được sử dụng để điều trị chủ yếu trong những trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu, da và mô mềm. Dưới đây là ...

    Đọc thêm
  • nalibigra 500
    Công dụng thuốc Nalibigra 500

    Nalibigra 500 là thuốc kháng sinh có thành phần chính Acid Nalidixic 500mg. Cùng tìm hiểu xem Nalibigra là thuốc gì và cách sử dụng hiệu quả, an toàn như thế nào trong bài viết sau.

    Đọc thêm