Các biến chứng sau ghép thận thường gặp

Khi bệnh nhân bị thận mãn tính đến giai đoạn cuối, phẫu thuật điều trị cấy ghép và thay thế thận là một can thiệp y tế gần như bắt buộc phải thực hiện (trừ trường hợp bệnh nhân không đủ điều kiện sức khỏe). Tuy nhiên, điều trị ghép thận có thể để lại nhiều biến chứng nếu như không có cách chăm sóc và xử lý khoa học.

1. Thải ghép sau ghép thận

Không chỉ là một biến chứng sau ghép thận phổ biến, đây cũng là vấn đề quan trọng rất được quan tâm bởi các y bác sĩ đối với bệnh nhân. Thải ghép thận thường chia thành hai loại tùy theo thời gian, bao gồm thải ghép cấp tính và thải ghép mạn tính.

Theo các bác sĩ, thải ghép sau ghép thận là một phản ứng bình thường sau khi nhận thận mới của cơ thể, vì vậy bệnh nhân cần phải uống thuốc chống thải ghép theo chỉ định từ bác sĩ và xem việc uống thuốc như một thói quen thường nhật. Nếu bệnh nhân là người hay quên, bạn nên sử dụng thêm các công cụ báo thức / nhắc nhở để đảm bảo việc uống thuốc không bị trễ.

Bên cạnh đó, nếu như cần phải uống thêm đơn thuốc khác để điều trị bệnh lý nào đó, bạn nên hỏi rõ ý kiến của bác sĩ và trình bày về tình trạng thải ghép của cá nhân để chắc chắn đơn thuốc không có tương tác xấu với thuốc chống thải ghép. Tuy nhiên, thuốc chống thải ghép sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng huyết áp hay thậm chí là nguy cơ ung thư. Vì vậy, bên cạnh việc uống thuốc, bạn cũng cần phải theo dõi sát tình trạng bệnh của mình và khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường trong cơ thể.

2. Nhiễm trùng sau khi ghép thận

Nhiễm trùngbiến chứng sau ghép thận có liên quan đến thuốc chống thải ghép, bởi loại thuốc này có thể khiến cơ thể bị suy giảm hoạt động miễn dịch, dẫn đến sự tăng trưởng của các loại vi khuẩn, virus và nhiều vi sinh vật có hại khác. Để phòng chống biến chứng này, cách đơn giản và hiệu quả nhất chính là giữ vệ sinh không gian ở, đặc biệt phải duy trì thói quen vệ sinh cá nhân một cách nghiêm túc và rửa tay thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với người đang bị cảm cúm, sốt siêu vi... Trong trường hợp cần tiêm vắc xin, hãy trình bày rõ với bác sĩ trước khi tiêm, tránh tiêm các loại vacxin sống có giảm độc lực.

Ngoài ra, để tránh bội nhiễm khi tiêm vacxin, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hãy tiêm phòng virus viêm gan B trước khi thực hiện ghép thận.
  • Không nên tiêm các loại vacxin sống hoặc vacxin cúm theo đường mũi.
  • Việc tiêm phòng cúm chỉ nên thực hiện sau khi ghép thận ít nhất từ 3 đến 6 tháng và nên tiêm nhắc lại mỗi năm.

Một số loại vacxin được khuyến nghị không gây biến chứng sau ghép thận, có tính an toàn cao bao gồm: vacxin phòng bệnh bạch hầu, bệnh uốn ván, bệnh ho gà, viêm gan A, viêm phế cầu, vacxin bại liệt đã bất hoạt, vacxin cúm loại A và loại B, vacxin thương hàn và viêm màng não...

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh một số nhóm vacxin tiêm phòng như vacxin lao, thủy đậu, cúm đường mũi, thương hàn loại 1A theo đường uống, vacxin đường uống, vacxin bệnh sởi, rubella, quai bị...

Duy trì thói quen vệ sinh cá nhân giúp phòng ngừa biến chứng sau ghép thận
Duy trì thói quen vệ sinh cá nhân giúp phòng ngừa biến chứng sau ghép thận

3. NODAT - biến chứng bệnh đái tháo đường sau ghép thận

Đây là biến chứng mà bệnh nhân bị đái tháo đường có thể gặp sau khi ghép thận nhưng trước đó không mắc phải bệnh này, thường liên quan đến việc dùng thuốc chống thải ghép. Đặc biệt, những người có nhiều mỡ bụng hoặc gia đình đã có người mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao bị NODAT hơn. Việc chăm sóc sau ghép thận cũng bao gồm việc theo dõi đường máu thường xuyên để đảm bảo kiểm soát tốt biến chứng ngay khi nó vừa xuất hiện bằng cách:

4. Biến chứng tim mạch sau cấy ghép thận

Bệnh nhân sau khi ghép thận có nhiều nguy cơ mắc phải vấn đề về tim mạch hơn. Đặc biệt, nhóm các đối tượng bị tiểu đường, thừa cân - béo phì, huyết áp cao, thường xuyên hút thuốc lá và rối loạn mỡ máu... có nguy cơ lớn hơn.

Vì vậy, chế độ chăm sóc sau ghép thận yêu cầu theo dõi sát các chỉ số như huyết áp, mỡ máu,... đồng thời tránh hút thuốc lá. Ngoài ra, việc duy trì cân nặng khỏe mạnh là cần thiết thông qua hoạt động thể chất, chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học.

4.1. Bệnh lý về xương

Các bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa xương và khoáng có thể vẫn sẽ tiếp tục sau khi bệnh nhân cấy ghép thận. Khi đó, xương sẽ trở nên giòn, yếu và dễ bị gãy hơn. Một số xét nghiệm sẽ được tiến hành để hạn chế biến chứng sau ghép thận này là xét nghiệm kiểm tra nồng độ phốt pho, canxi, hormone tuyến cận giáp (PTH) và hàm lượng vitamin D trong cơ thể.

Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt của bạn cũng cần phải điều chỉnh như sau:

  • Tập thể dục trong trạng thái đều đặn và nhẹ nhàng, bạn có thể đi bộ, tập yoga hoặc chạy xe đạp.
  • Khi nồng độ vitamin D trong cơ thể thấp, bạn nên bổ sung chất này.
  • Các loại thuốc tăng mật độ xương không được khuyến khích sau phẫu thuật ghép thận.
Biến chứng sau ghép thận có thể gây ra một số bệnh lý về xương
Biến chứng sau ghép thận có thể gây ra một số bệnh lý về xương

4.2. Biến chứng sau ghép thận liên quan đến tinh thần

Sau khi ghép thận, biến chứng tâm thần phổ biến là hiện tượng lo âu và trầm cảm. Điều này có thể liên quan đến sức khỏe nói chung hoặc cũng có khả năng đến từ tác dụng phụ của thuốc chống thải ghép. Khi tinh thần xuống dốc theo chiều hướng quá tiêu cực, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để kiểm tra tâm thần, đồng thời có biện pháp điều chỉnh và khắc phục phù hợp nhất.

4.3. Bệnh gút - biến chứng sau ghép thận do lắng đọng tinh thể

Gút là hiện tượng acid uric tăng cao khiến tinh thể bị cô đọng lại trong các khớp, dẫn đến đau và sưng. Sau khi ghép thận, các loại thuốc chống thải ghép có thể làm nồng độ acid uric tăng lên. Để kiểm soát tình trạng này, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn, trong đó hạn chế các loại thịt đỏ, nước ngọt, rượu và hải sản. Ngoài ra, hãy kiểm soát tốt huyết áp và lượng đường trong máu, duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Có thể nói, phẫu thuật ghép thận đem lại nhiều biến chứng nguy hiểm kéo dài. Vì vậy, việc chăm sóc sau ghép thận cần được thực hiện một cách cẩn thận, chu đáo và kỹ lưỡng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan