Các bệnh về da do ánh nắng mặt trời

Trong ánh sáng mặt trời có 3 vùng ánh sáng, đó là ánh sáng hồng ngoại (hay còn gọi là ánh sáng nhiệt), ánh sáng cực tím (hay còn gọi là tia cực tím) và ánh sáng trắng. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài, tác động của ánh nắng mặt trời đối với da có thể gây ra một số bệnh về da như dị ứng, viêm da, cháy nắng, ...

1. Trong ánh sáng mặt trời có những vùng ánh sáng nào?

Trong ánh sáng mặt trời có 3 vùng ánh sáng khác nhau, đó là ánh sáng trắng, cực tím và hồng ngoại.

Tùy vào các yếu tố sau mà mức độ cảm ứng ánh sáng của mỗi người là khác nhau:

  • Màu da.
  • Độ tuổi (mức độ cảm ứng ánh sáng của trẻ em, người trưởng thành và người lớn tuổi lần lượt là 5%, 100% và 65%).
  • Liều cảm ứng ánh sáng tối thiểu.
  • Thời gian, mùa (trong một năm, ánh sáng của mùa xuân và mùa hè ảnh hưởng đến da nhiều nhất).
Ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý về da

2. Tác động của ánh nắng mặt trời đối với da có thể gây ra bệnh gì?

Tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài mà không có vật bảo hộ hoặc che chở có thể làm tổn thương da và gây ra một số bệnh về da như viêm da, dị ứng, cháy nắng, ...

2.1. Viêm da do ánh nắng

Cháy nắng là tên gọi phổ biến của bệnh viêm da do ánh nắng, là tình trạng tổn thương trên da do tiếp xúc trực tiếp một lượng quá nhiều ánh nắng mặt trời và tia cực tím vượt quá hàm lượng sắc tố melanin để bảo vệ da của cơ thể.

Viêm da do ánh nắng có thể xuất hiện ở cả những vùng da có hoặc không có tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Vị trí cháy nắng thường gặp là ở hai chi trên và những vùng da hở. Dưới ánh nắng mặt trời, tác nhân gây viêm da thường là hóa chất được sử dụng toàn thân hoặc tại chỗ.

Viêm da do ánh nắng có 2 thể lâm sàng chính là viêm da bãi cỏ (thường gặp ở người nằm phơi nắng, tiếp xúc tia cực tím trong thời gian dài, sử dụng hóa chất toàn thân hoặc tại chỗ, hoặc có dùng một số loại thực phẩm như cà rốt, cần tây, bạch chi, quả sung) và viêm da đậm sắc tố thành vòng (thường gặp sau khi dùng nước hoa, vị trí xuất hiện là hai bên vùng cổ).

Cháy nắng thường gặp ở nhiều người với biểu hiện lâm sàng cơ bản ở vùng da bị tổn thương là:

  • Đỏ, nóng rát
  • Xuất hiện hồng ban
  • Bọng nước, phù
  • Sau thời gian da khô, bong tróc vảy và để lại vết sạm da.
Sạm da
Viêm da do ánh nắng có thể phát triển thành sạm da

2.2. Dị ứng ánh nắng

Dị ứng ánh nắng cũng là tình trạng tổn thương da tương tự như viêm da do ánh nắng (cháy nắng), tuy nhiên bệnh thường xuất hiện chậm hơn (sau 24 giờ tiếp xúc ánh nắng, tia cực tím) và khó phát hiện hơn, do tổn thương ban đầu chỉ xuất hiện ở vùng da hở, sau đó lan ra toàn thân.

Tác nhân gây dị ứng ánh nắng cũng gần giống với viêm da, đó là do sử dụng toàn thân hoặc tại chỗ các loại thuốc, hóa mỹ phẩm sau:

  • Thuốc: thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc kháng histamin, chlorpromazine.
  • Kem chống nắng có chứa Aminobenzoique.

Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng ở vùng da bị tổn thương lại giống với chàm cấp tính, nổi mề đay và các nốt sẩn, ngứa. Dị ứng ánh nắng có thể tiến triển mãn tính.

Ánh nắng mặt trời
Tia cực tím trong ánh sáng mặt trời có thể gây ra các bệnh về da

2.3. Sẩn ngứa do ánh nắng

Sẩn ngứa do ánh nắng là bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới và thường xuất hiện vào mùa hè, khi hàm lượng tia cực tím trong ánh sáng mặt trời nhiều và có thể tác động lên những vùng da hở của người bệnh. Bệnh thường hay tái phát và không thể tự khỏi.

Biểu hiện lâm sàng của chứng sẩn ngứa do ánh nắng là:

  • Nổi các dát đỏ và ngứa.
  • Xuất hiện các nốt sẩn trên bề mặt da, có thể to bằng hạt ngô.
  • Các nốt sẩn có thể bọng nước gây phù giống với mề đay hoặc có chứa huyết thanh.
  • Tác động của ánh nắng mặt trời đối với da bị tổn thương là làm khô ráp và có vết hằn cổ trâu, lỗ chân lông nở rộng.
  • Khi các nốt sẩn biến mất thường để lại vết sẹo teo nhỏ có màu trắng.
  • Nếu sẩn ngứa xuất hiện ở môi có thể làm môi khô, nứt nẻ, đóng vảy, có dịch tiết, phù.

2.4. Mụn nước dạng thủy đậu

Mụn nước dạng thủy đậu là bệnh bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 8 - 12 tháng tuổi hoặc trẻ nhỏ từ 2 - 5 tuổi. Bệnh thường xuất hiện và trở nặng vào mùa hè, là khoảng thời gian trong năm có nhiều ánh sáng tia cực tím nhất. Bệnh hay tái phát đến tuổi trưởng thành có thể giảm và tự khỏi.

Biểu hiện lâm sàng ở trẻ bị mụn nước dạng ngưu đậu là:

  • Nổi các dát đỏ, ngứa trên những vùng da khô.
  • Xuất hiện mụn nước trên dát đỏ, có thể mọc theo cụm hoặc rải rác.
  • Mụn nước có hình dáng giống với bệnh thủy đậu, khi khô đóng vảy màu đen và sau khi bong tróc thì để lại sẹo màu trắng.

Ngoài thương tổn ở da, trẻ cũng có thể có biểu hiện buồn nôn, nôn, ăn kém.

Mụn nước dạng thủy đậu
Mụn nước dạng thủy đậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ

2.5. Khô da đậm sắc tố

Cũng như mụn nước dạng thủy đậu, khô da đậm sắc tố cũng là bệnh bẩm sinh thường gặp ở trẻ từ 1 - 3 tuổi hoặc ở thiếu niên 14 - 15 tuổi. Bệnh thường phát sau khi vùng da hở tiếp xúc với tia cực tím trong ánh sáng mặt trời với những biểu hiện lâm sàng cơ bản như:

  • Đỏ da, sưng phù nhẹ.
  • Xuất hiện mụn nước hoặc bỏng nước giống bệnh chàm.
  • Khi vỡ, mụn nước có thể bong tróc lớp vảy và để lại sẹo teo, đậm sắc tố, da khô.

Ngoài tổn thương da, bệnh có thể khiến trẻ sợ ánh sáng, niêm mạc bị thâm đen.

Để phòng ngừa các bệnh về da do tia cực tím trong ánh nắng mặt trời gây ra, người bệnh cần hạn chế ra ngoài, đặc biệt là khi trời nắng, nếu phải ra ngoài phải dùng kem chống nắng kèm trang phục che chắn da như mũ rộng vành, kính râm, áo khoác chống nắng, ...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan