Bệnh vẩy nến và hội chứng chuyển hóa

Những người mắc bệnh vẩy nến có thể phải đối mặt với nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa do có mức độ hormone leptin cao hơn. Hội chứng chuyển hóa làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim, đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại biên và bệnh tiểu đường loại 2.

1. Hội chứng chuyển hóa (MetS)

Hội chứng chuyển hóa (MetS) được định nghĩa là có ít nhất ba trong số các yếu tố dẫn đến bệnh tim và tiểu đường, đó là: Huyết áp cao, mỡ bụng quá nhiều, đường huyết lúc đói cao, nồng độ cholesterol tốt (HDL) và mỡ máu cao.

Rõ ràng khi cơ thể mắc bất kỳ một trong những yếu tố này đều không tốt. Khi chúng được kết hợp với nhau thì sẽ tạo ra những bệnh lý vô cùng nghiêm trọng. Những yếu tố nguy cơ này làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh mạch máu, bệnh tim, có thể dẫn đến các cơn đau timđột quỵ. Chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên gấp năm lần.

Hội chứng tim mạch chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng chuyển hóa?

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Viện nghiên cứu Tim, Phổi và Máu quốc gia, có năm yếu tố gây nên hội chứng chuyển hóa:

  • Kháng insulin: Insulin là một loại hormone giúp cơ thể sử dụng glucose - một loại đường đơn giản có trong thực phẩm bạn ăn, để tạo ra năng lượng. Ở những người bị kháng insulin, insulin không hoạt động, vì vậy cơ thể tiếp tục tạo ra nhiều hơn để đối phó với mức độ glucose tăng cao. Điều này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Kháng insulin có liên quan chặt chẽ với việc có trọng lượng dư thừa trong bụng.
  • Béo phì, đặc biệt là béo bụng: Các chuyên gia cho rằng hội chứng chuyển hóa đang trở nên phổ biến hơn do tỷ lệ béo phì tăng cao.
  • Lối sống không lành mạnh: Việc ăn một chế độ ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh và không luyện tập thể chất thường xuyên có thể gây ra hội chứng chuyển hóa
  • Mất cân bằng hormone: Đơn cử như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một tình trạng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, có liên quan đến mất cân bằng nội tiết tố và hội chứng chuyển hóa.
  • Hút thuốc

Tuy nhiên, hội chứng này hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu người bệnh thay đổi lối sống lành mạnh. Đồng thời, các chuyên gia khuyên bạn nên được kiểm tra huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu thường xuyên.

Tất cả những điều cần biết về Cholesterol
Người bệnh nên thường xuyên kiểm tra các chỉ số huyết áp và tiểu đường

3. Mối liên quan giữa bệnh vẩy nến và hội chứng chuyển hóa

Bệnh vẩy nến mãn tính là một bệnh viêm da qua trung gian miễn dịch có liên quan chặt chẽ với các đặc điểm lâm sàng của hội chứng chuyển hóa bao gồm: béo bụng, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường loại 2, kháng insulin và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Tỷ lệ mắc MetS ở bệnh nhân vẩy nến dao động từ 20% đến 50%. Như vậy, nguy cơ mắc MetS ở bệnh nhân vảy nến ít nhất gấp đôi so với người không kiểm soát bệnh vẩy nến. MetS cũng xuất hiện phổ biến ở những bệnh nhân bị bệnh vẩy nến nặng hơn ở những người mắc bệnh da nhẹ.

Mối liên quan giữa bệnh vẩy nến và MetS có ý nghĩa lâm sàng quan trọng. Các phương pháp điều trị thông thường nên được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân vảy nến với MetS, vì chúng có thể ảnh hưởng xấu đến các rối loạn chuyển hóa cùng tồn tại, đặc biệt trong trường hợp mãn tính.

Nói chung, các bác sĩ da liễu nên chú ý đến việc nhận biết sớm các rối loạn chuyển hóa cùng tồn tại và đưa ra các khuyến nghị về dược lý và không dùng thuốc (chế độ ăn uống theo tiêu chuẩn và tập thể dục thường xuyên) cho bệnh nhân.

Một nghiên cứu mới cho thấy những người mắc bệnh về da liễu như bệnh vẩy nến thông thường có lượng hormone leptin cao hơn. Việc điều chỉnh lượng thức ăn, trọng lượng cơ thể và dự trữ chất béo được cho là giúp ích trong các quá trình miễn dịch và viêm. Nhưng mức độ hormone leptin tăng cao có thể khiến họ dễ bị béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim khác.

Vẩy nến
Người mắc bệnh da liễu có nguy cơ cao bị béo phì và các yếu tố nguy cơ khác

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy có sự liên kết bệnh về da liễu với béo phì, bệnh tim, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa. Những người mắc bệnh béo phì, tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa thì nồng độ leptin tăng cao còn được phát hiện ở người mắc bệnh vẩy nến. Mức độ leptin tăng cao ở những người mắc bệnh vẩy nến có thể không chỉ xuất phát từ mô mỡ mà còn do viêm.

Giảm cân làm giảm đáng kể nồng độ leptin, cải thiện độ nhạy insulin và có thể làm giảm khả năng phát triển hội chứng chuyển hóa và các bệnh tim mạch bất lợi. Giảm cân có khả năng trở thành một phần của quá trình điều trị bệnh vẩy nến nói chung, đặc biệt là ở những bệnh nhân béo phì.

Nguồn tham khảo: webmd.com, sciencedirect.com

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan