Bệnh lý thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Xuân Chiến - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Bệnh lý thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là căn bệnh có rất ít triệu chứng cảnh báo nên đa số người bệnh chỉ phát hiện khi bệnh ở giai đoạn muộn, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây ra nguy cơ thuyên tắc mạch phổi và dẫn đến tử vong. Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào.

1. Bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là gì?

Bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới hay còn được gọi với cái tên viêm tắc tĩnh mạch sâu thể hiện tình trạng tắc nghẽn ở tĩnh mạch một số vị trí như cẳng chân, đùi..do sự hình thành cục máu đông khiến cho lòng mạch bị lấp.

Bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào, bệnh chia thành 3 nhóm chính:

  • Nhóm bệnh nhân đã từng có tổn thương mạch máu khi tiêm chích
  • Nhóm những người làm công việc yêu cầu phải đứng, ngồi, đi tàu xe, máy bay hoặc bị chấn thương nặng, tai biến, ung thư, hay phẫu thuật...khiến cơ thể phải nằm bất động trong thời gian dài
  • Nhóm các bệnh nhân có các bệnh lý tăng đông như bệnh thiếu hụt yếu tố đông máu, bệnh về thận....

Ngoài ra, bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch còn có thể xảy ra với những người béo phì, người có tiền sử gia đình bị bệnh, phụ nữ có thai...Theo thống kê tại Việt Nam, mỗi năm có gần 200 nghìn người mắc phải bệnh lý thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.

Bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch
Bệnh viêm tắc tĩnh mạch sâu

2. Các giai đoạn của bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch

Bệnh lý thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch có 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn cấp tính (xảy ra trong 2 tuần đầu khi nhiễm bệnh), người bệnh lúc này có triệu chứng chân sưng nhiều, đau dọc theo đường đi của tĩnh mạch, nặng chân, nổi tĩnh mạch ngoại biên...
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn bán cấp diễn ra từ tuần thứ 3 đến 6 tháng, người bệnh ở giai đoạn 2 sẽ bớt bị phù nề chân.
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn mạn tính và người bệnh sẽ hay gặp phải biến chứng, theo thống kê thì có đến 50% số bệnh nhân giai đoạn 3 chuyển sang hội chứng hậu huyết khối để lại biến chứng nặng nề như loét, đau nhức, giới hạn vận động chi dưới và thậm chí có thể gây tàn tật.
Bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch
Bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch

3. Điều trị và phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch

Bệnh lý thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là căn bệnh nguy hiểm và khả năng biến chứng nhanh nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Ngày nay, căn bệnh này mặc dù khá phổ biến nhưng chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến những hệ lụy về sức khỏe ở người bệnh.

Nếu như trước đây phương pháp chụp tĩnh mạch cản quang được xem như tối ưu trong chẩn đoán bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch thì ngày nay, các bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật không hoặc ít xâm lấn hơn để chẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nhân bị thuyên tắc mạch phổi, có khả năng đe dọa đến tính mạng thì sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Đăng kí khám bệnh
Người bệnh nên đến cơ sở y tế để được các chuyên gia tư vấn và điều trị kịp thời

Để giúp cho quá trình điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch đạt hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc điều trị và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, việc phòng bệnh tái phát cũng rất quan trọng, đối với những người làm việc phải đứng, ngồi nhiều, hay những người đi tàu xe, máy bay thời gian lâu thì nên dùng vớ ép, luyện tập thể dục tại chỗ bằng cách nâng và hạ thấp gót chân. Khi ngủ kê cao chân, tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước, giữ cân nặng và không hút thuốc...

Video đề xuất:

Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan