Bệnh bí tiểu: Nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Đào Hồng Nam - Bác sĩ Y học cổ truyền, Đơn nguyên Y học cổ truyền - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bí tiểu là tình trạng bàng quang có nước tiểu nhưng không đi tiểu được hoặc tiểu không hết còn đọng lại trong bàng quang. Bí tiểu thuộc phạm vi chứng Long (Lung) bế của y học cổ truyền.

1. Nguyên nhân bí tiểu?

  • Nguyên nhân do chèn ép đường tiểu: Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang, khối u chèn ép, hẹp niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt
  • Nguyên nhân không do chèn ép đường tiểu: Chấn thương vùng chậu, sau sinh tự nhiên, bệnh thần kinh, cơ bắp hoặc chức năng thần kinh bị suy giảm.
  • Theo lý luận y học cổ truyền bí tiểu gồm 2 nguyên nhân là hư chứng và thực chứng:
  • Thực chứng: do thấp nhiệt, hỏa uất ở trung tiêu dồn xuống bàng quang làm cho cơ khí ở bàng quang bị ngăn trở gây ra bí tiểu.
  • Hư chứng: do thận khí hư suy, tinh huyết hao tổn, mệnh môn hỏa suy làm cho bàng quang khí hóa không thông. Hoặc do sang chấn, chấn thương sau mổ, gây tê tủy sống, sau sinh đẻ làm khí cơ của bàng quang bị tổn thương gây bí tiểu.

>>> Bí tiểu: Nguyên nhân, cách điều trị

Sỏi thận
Sỏi thận là một nguyên nhân gây bí tiểu

2. Bí tiểu gồm có bí tiểu cấp tính và bí tiểu mạn tính

  • Bí tiểu cấp tính: Đau tức khó chịu vùng bụng dưới, tùy mức độ có thể đau dữ dội hoặc âm ỉ bứt rứt, mót tiểu nhưng không đi tiểu được, khó chịu bứt rứt muốn đi tiểu.
  • Bí tiểu mạn tính: Tiểu nhiều lần trong ngày (trên 8 lần), tiểu không dứt, vừa đi tiểu xong lại muốn đi tiếp, dòng nước tiểu yếu hoặc gián đoạn, khó chịu nhẹ và liên tục vùng bụng dưới.

3. Các thể bệnh của Bí tiểu theo y học cổ truyền

  • Thấp nhiệt: Tiểu khó, bụng dưới căng tức, nước tiểu màu vàng sẫm, khát nước, mạch hoạt sác.
  • Thận khí suy: tiểu rắt, tiểu khó, dòng tiểu yếu, không rặn tiểu được, khó chịu, mệt mỏi, nước tiểu trắng đục, mạch trầm nhược.
  • Chấn thương: Thường gặp sau chấn thương hoặc phẫu thuật. biểu hiện tiểu khó, không tiểu được, bụng dưới căng đầy, sờ thấy cầu bàng quang.
Tiểu rắt, buốt kèm theo máu báo hiệu điều gì?
Tiểu rắt là biểu hiện của thận khí suy

4. Điều trị

  • Y học hiện đại: Tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà áp dụng phương pháp điều trị khác nhau: Phẫu thuật, Stent niệu đạo, dẫn lưu bàng quang, giãn niệu đạo, thuốc tiền liệt tuyến.
  • Y học cổ truyền: Tùy theo thể bệnh mà thầy thuốc chỉ định châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, thuốc y học cổ truyền. Hiện nay châm cứu điều trị bí tiểu là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả, được nhiều người bệnh và người thân tin tưởng lựa chọn.

5. Chỉ định châm cứu

Bí tiểu không do nguyên nhân chèn ép: Sỏi, khối u, hẹp niệu đạo...

  • Các huyệt thường dùng: Quan nguyên, Khúc cốt, Trung cực, Thủy đạo, Lan môn, Thứ liêu, Bàng quang du, Tam âm giao, Côn lôn.
Hẹp niệu đạo
Bệnh nhân mắc hẹp niệu đạo sẽ được chỉ định châm cứu

6. Đơn nguyên Y học Cổ truyền – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Đơn nguyên được thành lập dựa trên những tinh hoa và sự kế thừa của hai nền Y học cổ truyền và hiện đại trong khám và điều trị, với mục đích đem đến những lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng. Tại đây với đội ngũ Y, Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y học cổ truyền.

Bằng sự kết hợp các biện pháp dùng thuốc có nguồn gốc tự nhiên, cổ truyền, cùng với các phương pháp trị liệu không dùng thuốc như dưỡng sinh, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt... Đơn nguyên đã điều trị thành công cho nhiều người bệnh với những bệnh lý khác nhau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan