Bạn biết gì về lưỡi của mình?

Là một cơ quan vị giác, lưỡi người khoẻ mạnh và rất đặc biệt, giúp chúng ta cảm nhận trọn vẹn hương vị của cuộc sống, chủ yếu thông qua thức ăn và nước uống. Chúng ta sử dụng lưỡi trong nhiều hoạt động mỗi ngày. Vậy bạn đã biết lưỡi có chức năng gì và những điều thú vị khác hay chưa?

1. Lưỡi được tạo nên bởi 8 khối cơ bắp

Chiếc lưỡi người khoẻ mạnh có vẻ trông giống như một khối cơ bắp lớn, thường được ca ngợi là khối cơ mạnh nhất trong cơ thể. Nhưng thực tế có 4 khối cơ giúp lưỡi thay đổi hình dạng, và thêm 4 cơ khác nữa giúp lưỡi di chuyển xung quanh. Tất cả 8 khối cơ bắp được nhóm thành một chiếc lưỡi hoàn chỉnh bởi lớp màng nhầy.

Các cơ này chạy theo các hướng khác nhau để thực hiện tất cả các công việc của lưỡi. Phần trước của lưỡi rất linh hoạt, có thể di chuyển rộng xung quanh, kết hợp với răng để tạo ra các từ ngữ khác nhau. Phần này cũng giúp bạn ăn bằng cách di chuyển thực phẩm quanh miệng trong khi nhai, sau đó đẩy thức ăn vào răng sau để nghiền nát, cuối cùng là hỗ trợ nuốt. Các cơ ở phía sau lưỡi cũng giúp tạo ra một số âm thanh nhất định.

2. Lưỡi người khoẻ mạnh có khoảng 5.000 - 10.000 chồi vị giác

Những nốt đỏ mà bạn nhìn thấy và cảm nhận được độ sần sùi trên lưỡi không phải là chồi vị giác mà chúng được gọi là nhú gai (papillae). Nhú gai giúp giữ và trộn đều thức ăn trong khi bạn nhai. Mỗi một nhú gai có thể chứa vài ngàn chồi vị giác bên trong. Bạn cũng có thể tìm thấy chồi vị giác ở bên trong má, phía sau cổ họng và các bộ phận khác trong miệng.

Rìa lưỡi đỏ
Nhú gai đóng vai trò giữ và trộn đều thức ăn khi nhai

3. Các chồi vị giác sẽ thay mới mỗi 2 tuần/lần

Giống như các tế bào da chết đi và tái sinh, chồi vị giác cũng được thay mới định kỳ. Vòng đời của chúng là khoảng 14 ngày. Điều này có nghĩa là mỗi ngày, khoảng 10% chồi vị giác trên lưỡi của bạn lần đầu tiên được làm nhiệm vụ nếm hương vị.

4. Vị giác của bạn sẽ trở nên yếu hơn khi già đi

Khi bạn già đi, một số chồi vị giác ngừng thay mới. Do vậy, người lớn tuổi chỉ còn khoảng 5.000 chồi vị giác đang hoạt động gần bằng một nửa so với trẻ em và lưỡi người khoẻ mạnh trưởng thành.

5. Lưỡi không thể phát hiện được vị cay

Khoa học đã đặt tên cho năm vị chính thức: ngọt, chua, đắng, mặn và umami (ngon thịt). Cay không phải là một hương vị, mà là một tín hiệu đau. Nhiều người thường nghĩ rằng thức ăn có vị cay, nhưng thực tế chúng khiến các dây thần kinh trong lưỡi truyền tín hiệu “đau đớn và nóng rát” từ miệng đến bộ não.

6. Tất cả các bộ phận của lưỡi đều nếm được 5 vị

Mặc dù hai bên lưỡi của bạn nhạy cảm với hương vị hơn phần giữa, nhưng mọi phần của lưỡi đều có thể nếm được cả 5 hương vị chính thức như nhau. Nói cách khác, lưỡi không được chia thành các khu vực khác nhau để nếm từng loại vị cụ thể. Bản đồ vị giác của lưỡi được xem là một trong 15 sai lầm lớn của kiến thức hiện đại.

Nếm hương vị
5 hương vị đều có thể cảm nhận được từ các bộ phận của lưỡi

7. Lưỡi có lông đen / trắng và bị nứt

Lông lưỡi đen hoặc trắng là sự tích tụ vô hại của keratin trên đầu lưỡi. Bạn sẽ gặp phải tình trạng này khi không làm sạch miệng, nếu uống quá nhiều trà và cà phê hoặc do một số loại thuốc. Trong khi đó, nứt lưỡi hoặc lưỡi da bìu là tình trạng khiến lưỡi trông nhăn nheo và xuất hiện nhiều rãnh sâu. Rãnh sâu có thể hình thành trên lưỡi khi bạn già đi. Chúng cũng liên quan đến hội chứng Down, bệnh vẩy nếnhội chứng Sjögren. Tình trạng này không gây hại, bạn chỉ cần chải lưỡi nhẹ nhàng để làm sạch thức ăn và vi khuẩn.

8. Phụ nữ nhạy cảm với hương vị hơn nam giới

Có một số người rất nhạy cảm với hương vị, đặc biệt là đắng và ngọt. Nguyên nhân là do họ có nhiều chồi vị giác ở mặt trước của lưỡi hơn hầu hết nhóm người còn lại. Những người như vậy nhiều khả năng là phụ nữ hơn nam giới.

9. Khả năng uốn lưỡi linh hoạt không cần gen di truyền từ bố mẹ

Trong nhiều năm, các giáo viên khoa học đã lấy khả năng uốn lưỡi linh hoạt để làm một ví dụ về di truyền học đơn giản. Nhưng vào năm 1952, một nghiên cứu trên cặp song sinh giống hệt nhau đã chỉ ra rằng không có gen nào liên quan đến khả năng này. Các gen chỉ đóng một số vai trò để giúp lưỡi di chuyển linh hoạt hơn, nhưng chính việc luyện tập mới giúp kỹ năng này trở nên thành thạo.

Phenylceton niệu là một bệnh di truyền
Khả năng uốn lưỡi linh hoạt không cần gen di truyền từ bố mẹ

10. Bạn không nào thể nuốt lưỡi của mình

Bạn không thể nuốt được lưỡi của mình xuống ngay cả khi cố gắng hết sức. Cuống lưỡi được neo vào đáy miệng bởi một màng chắc chắn. Nếu nhìn vào gương, bạn sẽ thấy dưới lưỡi có một phanh hãm (frenulum). Đây là một lớp mô mỏng nối chặt lưỡi với đáy miệng. Vì vậy, thật may mắn là lưỡi không thể nào bị nuốt chửng, dù là do tai nạn hay cố ý.

11. Đá lạnh có thể làm lưỡi bớt nhạy cảm

Mỗi chồi vị giác được tạo thành từ các tế bào, có lông nhạy cảm, siêu nhỏ. Chúng gửi thông điệp đến não, giúp giải thích các tín hiệu và xác định mùi vị. Một số thứ có thể làm cho thụ thể vị giác của bạn bớt nhạy cảm, như thức ăn hoặc đồ uống lạnh. Nếu ngậm một viên đá trước khi phải ăn một món mình không thích, bạn sẽ không còn nhận thấy mùi vị khó chịu.

Viêm họng không nên uống nước đá lạnh
Đồ uống lạnh có thể khiến thụ thể vị giác bớt nhạy cảm

12. Những “người bạn” của lưỡi

Không chỉ có lưỡi, mũi cũng giúp bạn nếm thức ăn bằng cách ngửi trước khi ngậm trong miệng, cũng như trong khi nhai và nuốt. Mùi hương mạnh thậm chí có thể gây nhầm lẫn vị giác. Điều này cũng giải thích tại sao khi bạn bị cảmnghẹt mũi, thức ăn lại mất đi vị ngon như bình thường.

Lưỡi của bạn cũng nhận được sự giúp đỡ từ răng, môi và miệng. Răng nghiền thức ăn trong khi lưỡi trộn xung quanh khoang miệng. Nếu không có răng, môi và vòm miệng, lưỡi sẽ không thể tạo ra âm thanh chính xác để nói chuyện.

Nước bọt cũng là một “người bạn” của lưỡi. Lưỡi khô không thể thực hiện được chức năng nếm hương vị. Do đó, nước bọt giúp lưỡi giữ ẩm, đồng thời làm ướt thức ăn, hỗ trợ quá trình nuốt diễn ra dễ dàng.

13. Lưỡi bảo vệ cơ thể, tránh mắc bệnh

Khi đặt ra câu hỏi lưỡi có chức năng gì, nhiều người dễ dàng kể đến nêm nếm, nuốt, nói chuyện, hỗ trợ xử lý thức ăn,... Không chỉ có thế, lưỡi thậm chí còn giúp bạn không bị bệnh. Phần sau của lưỡi có chứa amidan, đây là những khối mô nhỏ, được tạo thành từ các tế bào giúp lọc mầm bệnh có hại, có nguy cơ gây nhiễm trùng trong cơ thể. Ngoài ra, vẻ ngoài của lưỡi cũng có thể nói lên nhiều điều về tình trạng sức khỏe của bạn.

Amidan vị trí
Amidan ở lưỡi giúp lọc mầm bệnh có hại, có nguy cơ gây nhiễm trùng trong cơ thể

14. Lưỡi hầu như không được nghỉ ngơi

Với tất cả những vai trò đang đảm nhiệm, lưỡi hầu như không bao giờ được nghỉ ngơi. Ngay cả khi bạn đang ngủ, lưỡi người khoẻ mạnh vẫn phải bận rộn đẩy nước bọt vào cổ họng để nuốt. Nhờ vậy mà chúng ta không bị chảy nước dãi trên gối. Bạn có thể bảo vệ lưỡi luôn ở trong trạng thái tốt nhất bằng cách vệ sinh răng miệng và tránh dùng thực phẩm siêu cay nóng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, kidshealth.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan