Vận động viên nữ: Cân bằng thành tích với phát triển khỏe mạnh

Mỗi nữ vận động viên nữ dù ở độ tuổi nào cũng cần hiểu được những lợi ích và rủi ro của việc tập luyện thể thao chuyên nghiệp. Đây là điều vô cùng quan trọng để cân bằng được thành tích mà vẫn đảm bảo được sức khỏe.

Hiện nay, có hàng triệu phụ nữ trẻ tuổi trên khám thế giới tham gia vào các môn thể thao như: Bóng đá, điền kinh, bóng chuyền, khúc côn cầu, bóng chuyền và quyền vợt. Ở các cấp độ nhất trong các môn thể thao trên, các vận động viên nữ trẻ đã mang về cho đội nhà những tấm huy chương Olympic, lập kỷ lục thế giới, giành chức vô địch và thống trị sân đấu.

Tại Hoa Kỳ, số lượng nữ sinh chơi thể thao ở trường trung học đã tăng gấp 10 lần kể từ năm 1971, khi chưa đến 300.000 nữ sinh tham gia chơi thể thao. Sự gia tăng này một phần là do việc thông qua luật liên bang năm 1972 được đưa ra để bảo vệ phụ nữ khỏi bị phân biệt đối xử trong các hoạt động giáo dục do liên bang tài trợ, bao gồm cả thể thao.

Đối với các vận động viên nữ trẻ và những người cố vấn của họ như: Cha mẹ, huấn luyện viên phải hiểu được cả lợi ích và rủi ro của việc huấn luyện để đạt thành tích. Khi các cô gái đặt cơ thể của mình ở những giới hạn tập luyện có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất lành mạnh, đặc biệt là trong những năm quan trọng của vị thành niên.

1. Lợi ích của thể thao đối với sức khỏe

Thể thao thực sự là một hình thức tập luyện đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là đối với các bé gái và nữ giới trưởng thành. Một số lợi ích mà các môn thể thao đem lại như: cải thiện thể lực, tăng khối lượng cơ bắp, có thói quen ăn uống tốt hơn....

Bên cạnh đó, các vận động viên nữ còn tăng khả năng về mặt xã hội và tình cảm như:

  • Sự tương tác với đồng đội và huấn luyện viên có thể rèn giũa các kỹ năng xã hội.
  • Kỷ luật trong mỗi bộ môn thể thao giúp thúc đẩy cảm giác kiểm soát, năng lực và lòng tự trọng.
  • Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nữ vận động viên trẻ thường tránh các hành vi không đem lại những lợi ích tốt như hút thuốc, uống rượu và quan hệ tình dục thường xuyên hoặc sớm.
  • Các vận động viên nữ cũng ít có khả năng cố gắng giảm cân.

Ngoài ra, tham gia thể thao cũng có thể có tác động tích cực đến việc học tập. Các vận động viên thường đạt điểm cao và có tỷ lệ tốt nghiệp hơn hẳn những nữ giới không tham gia vào các bộ môn thể thao.

XEM THÊM: Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với vận động viên nữ

Vận động viên nữ
Thể thao mang đến những lợi ích to lớn về mặt sức khỏe cũng như về mặt xã hội, tình cảm

2. Tại sao cần cân bằng thành tích với phát triển khỏe mạnh?

Bên cạnh những lợi ích mà thể thao đem lại, nó cũng có nguy cơ tiềm ẩn một số rủi ro. Nhất là đối với các bé gái và phụ nữ trẻ thường xuyên thi đấu ở các cấp độ cao hơn. Đặc biệt, các vận động viên ưu tú có thể tập luyện vài giờ một ngày. Khi nhu cầu về cơ thể tăng lên đồng nghĩa với nguy cơ mắc những vấn đề về sức khỏe cả trước mắt và lâu dài.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về sức khỏe có thể do dinh dưỡng không đầy đủ. Với việc tập thể dục cường độ cao, lượng calo (năng lượng) đốt cháy có thể vượt quá lượng calo tiêu thụ qua ăn uống. Việc liên tục thay đổi sự cân bằng năng lượng của cơ thể dẫn đến những thay đổi trong sản xuất hormone, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe như: kinh nguyệt không đều và xương yếu.

Thiếu calo mãn tính có xu hướng xuất hiện phổ biến nhất ở các cô gái hoặc phụ nữ trẻ thi đấu các môn thể thao cần đến sự thon thả như: chạy marathon, khiêu vũ, thể dục dụng cụ và trượt băng nghệ thuật. Theo cách nói của y học thể thao, các nữ vận động có nguy cơ mắc phải một trong ba bệnh lý sau, thậm chí là kết hợp cả 3 tình trạng là: thiếu calo, kinh nguyệt bất thường và xương yếu. Theo đó, tập luyện thể chất cường độ cao cũng có thể tạo tiền đề cho các vấn đề khác. Bất kỳ môn thể thao cạnh tranh nào đều có nguy cơ chấn thương cao hơn như gãy xương do căng thẳng, các vấn đề về đầu gối, chấn thương bàn chân và mắt cá chân. Việc không đáp ứng đủ calo cho cơ thể cũng góp phần làm xương yếu và gãy xương.

Tập thể dục cường độ cao và trong thời gian dài là một nguyên nhân gây suy giảm hệ thống miễn dịch tạm thời. Điều này có nghĩa là các vận động viên tham gia vào các hoạt động thể thao cường độ cao dễ bị cảm lạnh, cúm hoặc một số bệnh nhiễm trùng khác.

XEM THÊM: Vấn đề kinh nguyệt ở nữ vận động viên trẻ

Vận động viên nữ tập luyện quá sức
Các vận động viên nữ cần thực sự lưu ý cân bằng giữa thành thích và sự phát triển khỏe mạnh, tránh vì luyện tập quá sức mà gây ảnh hưởng tới cơ thể

3. Biện pháp chăm sóc vận động viên nữ trẻ

Cả vận động viên nam và nữ đều có những nhu cầu riêng về dinh dưỡng và tập luyện tùy thuộc vào loại hình thể thao bạn lựa chọn. Tuy nhiên, không phải các nữ vận động viên nào cũng nhận được thông tin phù hợp để giúp họ hiểu về cách giữ sức khỏe trong khi vẫn giữ vững phong độ trong trận đấu.

Hầu hết thanh thiếu niên và người lớn có quan niệm sai lầm về nhu cầu dinh dưỡng cho quá trình luyện tập và hoạt động. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vận động viên nữ ở độ tuổi vị thành niên nói riêng không nhận thức được những rủi ro liên quan đến việc tập luyện quá sức. Ví dụ, một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe tiền ẩn thường bị bỏ qua như kinh nguyệt không đều, vô kinh...

Để đảm bảo các bé gái chơi thể thao phát triển một cách khỏe mạnh và bình thường, các bậc phụ huynh và huấn luyện viên cần cung cấp thông tin cho các bé về việc cân bằng thành tích và phát triển khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

795 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan