8 lợi ích sức khỏe của mộc qua

Mộc qua là loại trái cây đã có từ lâu đời, trong đó quả được sử dụng nhiều trong y học dân gian nhằm điều trị rối loạn tiêu hóa, dị ứng và đường máu cao. Ngoài ra, y học hiện đại cũng đã nghiên cứu thêm được một số tác dụng của nó như điều trị loét và trào ngược dạ dày, chứng thai nghén, cải thiện hệ miễn dịch.

1. Mộc qua là gì?

Mộc qua (Cydonia oblonga) là một loại trái cây cổ xưa có nguồn gốc từ các vùng khác nhau của Châu Á và Địa Trung Hải. Nó bắt đầu được trồng trọt vào thời Hy Lạp và La Mã cổ đại và có họ hàng gần của các loại trái cây quen thuộc như táo, lê.

Quả mộc qua có hình trứng dài khoảng 10 - 15cm, bên trong quả có nhân cứng, thịt xốp màu vàng nâu, có mùi thơm. Tuy nhiên, không giống các loại trái cây khác, quả mộc không ăn sống được, mà chỉ ăn được sau khi nấu chín hoặc chế biến thành mứt.

Mộc qua được sử dụng trong y học dân gian nhiều thập kỷ qua, nhưng nghiên cứu về loại cây này vẫn đang trong giai đoạn đầu. Hiện tại, mộc qua chủ yếu được sử dụng cho mục đích điều trị rối loạn tiêu hóa, dị ứng và đường máu cao.

2. Mộc qua có tác dụng gì?

2.1. Giàu chất dinh dưỡng

Mộc qua có chứa chất xơ, một số loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp chúng trở thành một lựa chọn bổ dưỡng cho hầu hết mọi chế độ ăn uống. Thành phần dinh dưỡng trong một quả mộc qua nặng 92g gồm:

Mộc qua cung cấp lượng vitamin C và đồng ở mức vừa phải, cùng một lượng nhỏ vitamin B, sắt, kali và magie và không chứa calo.

2.2. Chứa chất chống oxy hóa mạnh

Chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm căng thẳng cho quá trình trao đổi chất, giảm viêm và bảo vệ tế bào chống lại sự phá hủy bởi các gốc tự do.

Quả mộc qua là nguồn cung cấp lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Các nghiên cứu cho thấy một số chất oxy hóa trong quả mộc qua gồm quercetin và kaempferol, có tác dụng làm giảm viêm, ngăn ngừa các bệnh mãn tính.

2.3. Kiểm soát chứng buồn nôn trong thai kỳ

Triệu chứng phổ biến nhất trong thời kỳ đầu mang thai là buồn nôn và nôn, chúng có thể được giảm bớt bởi quả mộc qua. Nghiên cứu trên 76 phụ nữ mang thai ghi nhận 1 muỗng canh (15 ml) xi-rô mộc qua có hiệu quả hơn đáng kể so với 20 mg vitamin B6 trong việc giảm buồn nôn trong thai kỳ. Mặc dù những kết quả này đầy hứa hẹn nhưng vẫn cần phải nghiên cứu thêm.

mộc qua
Mộc qua có những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe người dùng

2.4. Giảm các vấn đề tiêu hóa

Mộc qua từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian để điều trị nhiều loại rối loạn tiêu hóa. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng chiết xuất mộc qua có thể bảo vệ mô ruột chống lại các tổn thương liên quan đến các bệnh viêm đường ruột (IBD) như viêm loét đại tràng.

Trong một nghiên cứu trên các con chuột bị viêm loét đại tràng, những con được cho uống chiết xuất từ ​​mộc qua và nước trái cây đã giảm đáng kể tổn thương mô ruột kết, so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đối tượng con người là cần thiết để chứng minh hiệu quả thực sự.

2.5. Điều trị loét dạ dày

Các hợp chất thực vật trong quả mộc qua có thể giúp ngăn ngừa và điều trị loét dạ dày. Kết quả từ một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy nước ép mộc qua có tác dụng ức chế sự phát triển của H. pylori, một loại vi khuẩn được biết là gây loét dạ dày. Trong khi đó, một nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất mộc qua giúp bảo vệ chống lại bệnh loét dạ dày do rượu. Mặc dù những kết quả này đầy khả quan nhưng vẫn cần phải nghiên cứu thêm.

2.6. Giảm các triệu chứng trào ngược axit

Xi-rô mộc qua có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), thường được gọi là trào ngược axit.

Một nghiên cứu kéo dài 7 tuần trên 80 trẻ em bị trào ngược axit cho thấy việc bổ sung xi-rô mộc qua hàng ngày có hiệu quả tương tự các loại thuốc điều trị trào ngược axit truyền thống.

Trong một nghiên cứu ở 137 phụ nữ mang thai, liều 10 mg xi-rô mộc qua uống sau bữa ăn cũng được chứng minh là có hiệu quả tương tự thuốc điều trị trào ngược axit.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu kéo dài 4 tuần ở 96 trẻ em bị trào ngược axit, sử dụng mộc qua cô đặc cùng với thuốc điều trị truyền thống đã cải thiện các triệu chứng như nôn mửa, chán ăn, ợ hơi và đau bụng, ở mức độ cao hơn so với chỉ dùng thuốc.

mộc qua
Nên sử dụng mộc qua một cách khoa học để phát huy công dụng của nó

2.7. Chống dị ứng

Mộc qua có tác dụng gì? Chống dị ứng là một câu trả lời cho thắc mắc này. Mộc qua có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng khác nhau bằng cách ngăn chặn hoạt động của một số tế bào miễn dịch gây ra các phản ứng dị ứng.

Gencydo, một loại thuốc chữa dị ứng kết hợp nước chanh và chiết xuất quả mộc qua đã được chứng minh có khả năng ngăn ngừa và điều trị các phản ứng dị ứng nhẹ, chẳng hạn như sổ mũi và hen suyễn.

Các nghiên cứu trên chuột cho rằng chiết xuất từ ​​hạt và quả mộc qua có thể ngăn ngừa và điều trị chứng viêm da dị ứng. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu chúng có tác dụng tương tự ở người hay không.

2.8. Hỗ trợ chức năng miễn dịch

Mộc qua có thể hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch. Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy nó có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp ngăn chặn sự phát triển quá mức của một số vi khuẩn có hại, chẳng hạn như E. coli và S. aureus.

Ngoài ra, một quả mộc qua cung cấp 15% DV vitamin C, đây là chất cần thiết cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Lượng chất xơ có trong mộc qua có thể hỗ trợ nuôi dưỡng các vi khuẩn lành mạnh sống trong đường tiêu hóa, từ đó giúp giảm viêm và cải thiện khả năng chống lại nhiễm trùng.

3. Cách chế biến mộc qua

Mộc qua hiếm khi được ăn sống vì thịt rất dai và vị chua, se. Hầu hết những người yêu thích mộc qua chấp nhận rằng loại trái cây tốt nhất nên ăn chín.

Sau khi thái mộc qua thì cho vào nồi với nước với một ít đường, đun nhỏ lửa cho đến khi thịt mềm. Ngoài đường, bạn cũng có thể thử thêm các loại gia vị khác như vani, quế, gừng và hoa hồi.

Bạn có thể chỉ ăn mộc qua nấu chín hoặc trộn với bột yến mạch, bánh tart trái cây, bánh nướng, sữa chua hoặc thịt lợn quay để ăn. Hơn nữa, bạn còn có lựa chọn khác là làm mứt mộc qua. Trong quá trình làm mứt nên lưu ý lượng đường cho vào, vì mứt thường chứa nhiều đường và khiến bạn dễ bị ăn quá nhiều.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • vinxium
    Công dụng thuốc Vinxium

    Thuốc Vinxium chứa hoạt chất Esomeprazol được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, phòng ngừa và điều trị loét dạ dày do thuốc kháng viêm NSAIDs... Cùng tìm hiểu về công dụng, cách dùng và ...

    Đọc thêm
  • esocon 20
    Công dụng của thuốc Esocon

    Thuốc Esocon chứa hoạt chất Esomeprazol, được chỉ định trong điều trị loét dạ dày do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), ợ nóng và các triệu chứng khác gây ra bởi trào ngược acid dạ dày thực ...

    Đọc thêm
  • Xonadin-180
    Công dụng thuốc Xonadin-180

    Xonadin 180 là thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về dị ứng; viêm mũi dị ứng theo mùa và nổi mề đay tự phát mạn tính với các triệu chứng thường gặp như hắt hơi, ngứa mắt/ mũi, chảy ...

    Đọc thêm
  • Clobest
    Tác dụng của thuốc Clobest

    Clobest là thuốc kê đơn, được sử dụng bôi ngoài da trong điều trị các tổn thương thâm nhiễm khu trú, lupus ban đỏ dạng đĩa, viêm da tróc vảy... Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Clobest, người ...

    Đọc thêm
  • Viêm loét dạ dày
    9 biện pháp khắc phục hậu quả tại nhà được khoa học hậu thuẫn cho bệnh loét dạ dày

    Điều trị loét dạ dày thông thường thường dựa vào các loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ tiêu cực như đau đầu và tiêu chảy. Vì lý do này, sự quan tâm đến các biện pháp ...

    Đọc thêm