Siêu âm nội soi dạ dày, thực quản chẩn đoán bệnh lý u tụy, u dưới niêm mạc

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Huy Bình - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Siêu âm nội soi là được xem như một cuộc cách mạng trong lĩnh vực nội soi đường tiêu hóa, đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán giai đoạn của các khối u đường tiêu hóa như u tuỵ, u dưới niêm mạc,... Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về kỹ thuật hiện đại này.

1. Siêu âm nội soi là gì?

Nội soi thực quản - dạ dày bằng ống mềm là một thủ thuật chẩn đoán để kiểm tra lớp niêm mạc bên trong thực quản, dạ dày và tá tràng. Trong quá trình nội soi, một ống soi mềm đường kính khoảng 1cm được đưa vào qua đường miệng tới dạ dày và tá tràng. Đây là thủ thuật tương đối an toàn, rất ít biến chứng và giúp nhận định rõ ràng các tổn thương của đường tiêu hóa trên.

Hiện nay người ta đã gắn vào đầu của ống nội soi một đầu dò siêu âm cho phép tiến hành thăm khám bằng siêu âm từ trong lòng ống tiêu hóa và kỹ thuật này được gọi là siêu âm nội soi. Đây là kỹ thuật kết hợp giữa nội soi và siêu âm, trong đó đầu dò siêu âm được tiếp cận gần nhất (không còn các hạn chế của siêu âm thông thường như vướng khí, nhiễu ảnh, ...) với các tổn thương cần thăm dò qua đường nội soi: tổn thương thành thực quản, dạ dày, ruột, gan, tụy mật.

Siêu âm nội soi được coi là một trong những thành tựu quan trọng nhất ở lĩnh vực tiêu hóa trong những năm gần đây.

2. Khi nào cần siêu âm nội soi?

Người bệnh được chỉ định siêu âm nội soi khi cần chẩn đoán bất thường ở dưới niêm mạc của ống tiêu hóa. Siêu âm nội soi giúp bác sĩ phân biệt một tổn thương ở thành ống tiêu hóa hay từ bên ngoài; đánh giá kích thước và cấu trúc khối u; mức độ xâm lấn của khối u với độ chính xác cao; chẩn đoán giãn tĩnh mạch ở thực quản và dạ dày.

Thủ thuật này cũng cần thiết khi cần chẩn đoán giai đoạn các khối u đường tiêu hóa như u tuỵ, u dưới niêm mạc hay cần chẩn đoán một số bệnh lý của tụy và đường mật như: đánh giá các giai đoạn ung thư; xác định vị trí của các u nội tiết; phát hiện sỏi và và giun trong ống mật chủ.

3. Các trường hợp chống chỉ định siêu âm nội soi dạ dày, thực quản

Siêu âm nội soi dạ dày, thực quản chẩn đoán bệnh lý u tụy, u dưới niêm mạc
Chống chỉ định siêu âm nội soi dạ dày, thực quản với bệnh nhân suy tim
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý nội khoa như suy tim nặng, nhồi máu cơ tim mới, phình động mạch chủ, xơ gan cổ trướng to...
  • Siêu âm nội soi dạ dày, thực quản không thể thực hiện được nếu không có sự đồng ý và phối hợp của bệnh nhân, kể cả nội soi có gây mê
  • Nghi ngờ bệnh nhân bị thủng đường tiêu hóa.
  • Bệnh nhân bị khó thở (suy hô hấp)
  • Bệnh nhân đang trong tình trạng Shock
  • Ngoài ra cân nhắc nội soi khi có: Cơn cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, viêm thực quản cấp do hóa chất, huyết áp thấp.

4. Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám và thực hiện các xét nghiệm thường quy và các xét nghiệm phục vụ nội soi.
  • Bước 2: Bác sĩ nội soi tư vấn, giải thích về sự cần thiết của nội soi siêu âm trong chẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân, các biến chứng, các thủ thuật có thể phát sinh trong quá trình nội soi.
  • Bước 3: Chuẩn bị thiết bị theo dõi, máy nội soi, phương tiện cấp cứu, phương tiện gây mê (nếu có gây mê).
  • Bước 4: Hướng dẫn tư thế bệnh nhân trên bàn nội soi và gắn thiết bị theo dõi. Tiến hành gây mê nếu có.
  • Bước 5: Tiến hành kỹ thuật, thực hiện các thủ thuật nếu cần.
  • Bước 6: Sau khi đã thăm khám xong thì đưa ống nội soi ra khỏi cơ thể bệnh nhân và kết thúc kỹ thuật

5. Theo dõi sau thực hiện kỹ thuật

Bệnh nhân sau khi thực hiện siêu âm nội soi dạ dày, siêu âm nội soi thực quản có những biểu hiện bất thường sau cần tái khám ngay:

  • Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày
  • Bệnh nhân sốt cao kèm đau bụng nhiều.
  • Bệnh nhân nôn ói liên tục
  • Bệnh nhân đau bụng và đi ngoài liên tục.
  • Bệnh nhân đi ngoài phân đen hoặc phân sậm màu

6. Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước và trong nội soi siêu âm?

  • Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất trên 6 giờ trước khi nội soi, có thể uống nước lọc với lượng ít.
  • Bệnh nhân cần có người nhà đi cùng khi thực hiện thủ thuật này.
  • Trong quá trình nội soi dạ dày thông thường, trước khi tiến hành thủ thuật, bệnh nhân sẽ được xịt một lớp thuốc gây tê vào cổ họng (nếu yêu cầu). Bệnh nhân được đặt nằm nghiêng trái. Trong quá trình soi trung bình khoảng 10 phút, không khí sẽ được bơm vào dạ dày qua ống nội soi mềm đi qua vùng họng, và khí sẽ được hút hết ra khi kết thúc thủ thuật.

Người bệnh có thể lựa chọn phương pháp nội soi siêu âm có sử dụng thuốc gây mê. Phương pháp này giúp bệnh nhân ngủ trong lúc nội soi, không thấy khó chịu hay tâm lý sợ hãi như nội soi thông thường.

7. Tại sao nên siêu âm nội soi tại Vinmec?

Siêu âm nội soi dạ dày, thực quản chẩn đoán bệnh lý u tụy, u dưới niêm mạc
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ uy tín trong thực hiện kỹ thuật nội soi siêu âm chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hoá

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin cậy trong thực hiện kỹ thuật nội soi siêu âm chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hoá như bệnh lý tụy, u tụy, chẩn đoán giai đoạn ung thư sớm đường tiêu hóa,... Vinmec với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm tận lực trong khám chữa bệnh, khách hàng có thể yên tâm với dịch vụ nội soi siêu âm dạ dày, thực quản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán u tụy

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan