Vì sao sau mãn kinh phụ nữ gặp nhiều vấn đề sức khỏe?

Hầu hết ở nữ giới sẽ trải qua thời kỳ mãn kinh vào độ tuổi khoảng 50 hoặc trước tuổi đó. Nguyên nhân chính dẫn đến mãn kinh là do sự sụt giảm nội tiết tố, điều này cũng gây nên nhiều vấn đề sức khỏe cho phụ nữ ở tuổi mãn kinh.

1. Mãn kinh là gì?

Những thay đổi do sự lão hóa trong cơ quan sinh sản nữ giới chủ yếu là do thay đổi nồng độ hormone. Một dấu hiệu rõ ràng của sự lão hóa xảy ra khi kinh nguyệt của bạn ngừng lại vĩnh viễn. Đây được gọi là thời kỳ mãn kinh.

Khoảng thời gian trước khi mãn kinh được gọi là tiền mãn kinh. Nó có thể bắt đầu vài năm trước kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người phụ nữ. Các dấu hiệu của tiền mãn kinh có thể bao gồm:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không thường xuyên hơn, thỉnh thoảng bị trễ kinh;
  • Chu kỳ kinh bắt đầu dài hơn hoặc ngắn hơn;
  • Thay đổi về lượng kinh nguyệt;
  • Cuối cùng, kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ trở nên không thường xuyên hơn, cho đến khi ngừng hoàn toàn.

Những thay đổi trong kỳ kinh có thể xuất hiện cùng với những thay đổi về thể chất trong cơ quan sinh sản.

Mãn kinh là một quá trình bình thường của hiện tượng lão hóa của phụ nữ. Hầu hết phụ nữ đi vào thời kỳ mãn kinh ở khoảng tuổi 50, mặc dù nó có thể xảy ra trước tuổi đó. Độ tuổi thông thường mãn kinh là 45 đến 55.

Với thời kỳ mãn kinh:

  • Buồng trứng sẽ ngừng sản xuất ra các hormone estrogenprogesterone.
  • Buồng trứng cũng sẽ ngừng giải phóng trứng (noãn): Sau khi mãn kinh, về mặt sinh lý người phụ nữ không thể mang thai được nữa.
  • Kinh nguyệt ngừng lại: Một người phụ nữ được xem là trải qua thời kỳ mãn kinh sau khi không có kinh trong 1 năm. Phụ nữ có thể tiếp tục sử dụng một biện pháp ngừa thai cho đến khi đã mãn kinh hoàn toàn một năm. Bất kỳ hiện tượng chảy máu nào xảy ra hơn 1 năm sau kỳ kinh cuối cùng đều được xem như không bình thường và cần được kiểm tra.
Kinh nguyệt
Một người phụ nữ được xem là trải qua thời kỳ mãn kinh sau khi không có kinh trong 1 năm

Khi nồng độ hormone giảm, những thay đổi khác xảy ra trong hệ thống sinh sản, bao gồm:

  • Thành âm đạo trở nên mỏng hơn, khô, kém đàn hồi và dễ bị kích ứng. Đôi khi quan hệ tình dục có thể gây đau do những thay đổi này ở âm đạo.
  • Nguy cơ nhiễm nấm âm đạo tăng lên.
  • Các mô của cơ quan sinh dục bên ngoài giảm và mỏng đi, và dễ bị kích thích.

Những thay đổi phổ biến khác bao gồm:

  • Các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, thay đổi cảm xúc, đau đầu và khó ngủ;
  • Các vấn đề với trí nhớ ngắn hạn;
  • Giảm mô vú;
  • Ham muốn tình dục thấp hơn (giảm ham muốn tình dục) và phản ứng tình dục;
  • Tăng nguy cơ mất xương (loãng xương);
  • Thay đổi hệ thống tiết niệu, người phụ nữ có thể tăng tần suất và mức độ khẩn cấp của việc đi tiểu và tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Mất trương lực cơ sàn chậu, dẫn đến âm đạo, tử cung hoặc bàng quang bị tụt ra khỏi vị trí (sa).

2. Thời kỳ mãn kinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Sau khi mãn kinh, buồng trứng của người phụ nữ sẽ tạo ra rất ít estrogen. Phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh có lượng estrogen rất thấp. Nồng độ thấp của estrogen và progesterone làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe sau khi mãn kinh. Các vấn đề sức khỏe khác có thể là do sự lão hoá các cơ quan khác của cơ thể..

Các vấn đề sức khỏe phổ biến ở phụ nữ sau khi mãn kinh bao gồm:

  • Bệnh tim: Trước 55 tuổi, người phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn nam giới. Estrogen giúp các mạch máu giãn và giúp cơ thể duy trì sự cân bằng có lợi của cholesterol tốt và xấu. Nếu không có estrogen, cholesterol có thể bắt đầu tích tụ trên thành động mạch dẫn đến các biến cố tim mạch. Ở độ tuổi 70, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tương đương với nam giới cùng độ tuổi.
  • Đột quỵ: Nguy cơ đột quỵ của người phụ nữ tăng gấp đôi sau mỗi 10 sau tuổi 55. Nồng độ thấp hơn của estrogen trong cơ thể nguyên nhân tích tụ cholesterol trên thành động mạch và đưa đến các biến chứng ở não.
  • Loãng xương: Nồng độ estrogen giảm sau khi mãn kinh khiến người phụ nữ mất khối lượng xương nhanh hơn nhiều so với trước đây, dẫn đến nguy cơ loãng xương. Loãng xương là một tình trạng khiến xương của người phụ nữ trở nên giòn, yếu và dễ gãy. Một nghiên cứu lớn gần đây cho thấy những phụ nữ bị bốc hỏa nhiều và đổ mồ hôi ban đêm trong những năm tiền mãn kinh thường bị mất xương nhiều hơn và có nguy cơ bị gãy xương đùi cao hơn những phụ nữ không có các triệu chứng nghiêm trọng.
Loãng xương
Nồng độ estrogen giảm sau khi mãn kinh khiến người phụ nữ mất khối lượng xương nhanh hơn nhiều so với trước đây, dẫn đến nguy cơ loãng xương
  • Nhiễm độc chì: Chì mà người phụ nữ tiếp xúc trong suốt cuộc đời sẽ được lưu giữ trong xương. Vì xương bắt đầu phân hủy nhanh hơn nhiều sau khi mãn kinh, nên lượng chì đó có nhiều khả năng được thải vào máu hơn. Phụ nữ lớn tuổi có thể có lượng chì trong máu cao hơn 30% so với trước khi họ mãn kinh. Lượng chì này làm tăng nguy cơ cao huyết áp và xơ vữa động mạch (đôi khi được gọi là xơ cứng động mạch). Lượng chì trong máu cũng có thể khiến thận của bạn không hoạt động tốt. Nó cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng suy nghĩ.
  • Tiểu không tự chủ: Khoảng 50% số phụ nữ sau mãn kinh gặp khó khăn khi đi tiểu. Nồng độ estrogen thấp hơn có thể làm suy yếu niệu đạo.
  • Các vấn đề răng miệng: Khô miệng và tăng nguy cơ sâu răng phổ biến hơn sau khi mãn kinh.

Liệu pháp hormone mãn kinh là thuốc giúp làm giảm triệu chứng kinh, chẳng hạn như bốc hỏa và khô âm đạo. Liệu pháp hormone mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ huyết khối và một số bệnh ung thư, không giúp ngăn chặn bệnh tim hoặc suy giảm trí nhớ.

3. Mãn kinh có thể khiến bạn tăng cân

Nhiều phụ nữ tăng trung bình 2.2 kg sau khi mãn kinh. Mức độ estrogen thấp hơn có thể đóng một vai trò trong việc tăng cân sau khi mãn kinh. Nhưng tăng cân có thể do quá trình trao đổi chất của bạn chậm lại khi bạn già đi. Bạn cũng có thể không ăn uống lành mạnh hoặc năng động như khi còn trẻ. Bạn cũng mất khối lượng cơ khi già đi (cơ đốt cháy nhiều calo hơn khi nghỉ ngơi so với các loại mô khác trong cơ thể).

Tăng cân có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, cholesterol, tiểu đường, đau tim và đột quỵ. Nguy cơ cao hơn nếu bạn đã thừa cân hoặc không hoạt động hoặc ăn uống lành mạnh. Tìm hiểu về ảnh hưởng của thừa cân và béo phì đối với sức khỏe tim mạch.

Cách tốt nhất để giảm cân, nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, là ăn ít calo hơn mỗi ngày. Tập thể dục hoặc hoạt động thể chất cũng rất quan trọng để có một sức khỏe tốt, nhưng có tác dụng giảm cân tốt hơn là giúp bạn giảm cân. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này có thể là do những người hoạt động thể chất thường đói hơn. Ăn uống lành mạnh và tập thể dục ít nhất 30 phút trong hầu hết các ngày là cách tốt nhất để giữ cân nặng hợp lý.

Thừa cân
Nhiều phụ nữ tăng trung bình 2.2 kg sau khi mãn kinh

4. Bạn cần sàng lọc những gì sau khi mãn kinh?

Tất cả phụ nữ cần khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm sàng lọc trong suốt cuộc đời. Hầu hết phụ nữ có thể giúp chăm sóc sức khỏe của họ bằng:

  • Chụp X-quang tuyến vú thường xuyên sau tuổi 50 đến 75;
  • Xét nghiệm Pap định kỳ, ngay cả sau khi mãn kinh. Bạn nên làm xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV cùng nhau 5 năm một lần nếu bạn có cổ tử cung, cho đến khi bạn 65 tuổi và đã có 3 lần xét nghiệm rõ ràng liên tiếp.
  • Đo chiều cao thường xuyên để phát hiện tình trạng mất chiều cao do mất xương
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu và các xét nghiệm khác để tầm soát nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim
  • Các xét nghiệm huyết áp, cholesterol và các xét nghiệm khác mà bác sĩ đề nghị
  • Hỏi bác sĩ hoặc y tá của bạn về việc tiêm phòng cúm và các loại vắc-xin khác. Bên cạnh việc tiêm phòng cúm, còn có các loại vắc-xin phòng bệnh viêm phổi, bệnh zona và các bệnh khác.

Bác sĩ hoặc y tá của bạn cũng có thể đề nghị các xét nghiệm khác, tùy thuộc vào sức khỏe của bạn. Ví dụ, bạn có thể cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để biết một số vấn đề cụ thể, chẳng hạn như chứng tiểu không tự chủ.

Chụp X quang tuyến vú
Bạn nên chụp X-quang tuyến vú thường xuyên sau tuổi 50 đến 75

5. Làm thế nào có thể sống khỏe mạnh trong và sau khi mãn kinh?

Có nhiều bước quan trọng bạn có thể thực hiện để xây dựng sức khỏe của mình trong những năm xung quanh thời kỳ mãn kinh.

  • Từ bỏ hút thuốc: Bỏ hút thuốc là bước quan trọng nhất bạn có thể làm để khỏe mạnh hơn. Hút thuốc lá làm tổn hại sức khỏe của bạn theo nhiều cách, bao gồm cả việc làm tổn thương xương và gây ra bệnh tim và 12 loại ung thư ở phụ nữ.
  • Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất ít nhất 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần là một trong những cách tốt nhất để bạn có thể khỏe mạnh hơn. Hoạt động thể chất có thể giúp ích cho xương, tim và tâm trạng của bạn. Tập thể dục không cần phải phức tạp. Đi bộ nhanh và làm việc nhà thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của bạn. Hỏi bác sĩ về những hoạt động nào phù hợp với bạn. Mục tiêu để làm:
  • Ít nhất 2 giờ 30 phút mỗi tuần hoạt động thể chất hiếu khí vừa phải hoặc 1 giờ 15 phút hoạt động hiếu khí mạnh mẽ hoặc kết hợp cả hai
  • Nhận hướng dẫn tập thể dục miễn phí và các mẹo khác dành cho người lớn tuổi tại Go4Life từ Viện Quốc gia về Lão hóa tại trang web NIH.
  • Ăn tốt. Bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cũng quan trọng như khi bạn còn trẻ. Nhưng phụ nữ lớn tuổi thường cần ít calo hơn để cung cấp năng lượng. Tìm hiểu lượng calo bạn cần mỗi ngày, dựa trên tuổi, chiều cao, cân nặng và mức độ hoạt động của bạn.
  • Nói chuyện với bác sĩ hoặc y tá của bạn về thực phẩm chức năng.
  • Phụ nữ trên 50 tuổi cần 2,4 microgam vitamin B12 và 1,5 miligam vitamin B6 mỗi ngày. Hỏi bác sĩ hoặc y tá của bạn nếu bạn cần bổ sung vitamin.
  • Sau khi mãn kinh, nhu cầu canxi tăng lên để duy trì sức khỏe của xương. Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ 51 tuổi trở lên nên bổ sung 1.200 mg canxi mỗi ngày. Các bác sĩ cũng khuyến nghị phụ nữ từ 51 đến 70 nên bổ sung 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày và phụ nữ từ 71 tuổi trở lên nên bổ sung 800 IU vitamin D mỗi ngày. Hãy hỏi bác sĩ hoặc y tá của bạn xem bạn có cần bổ sung canxi hoặc nếu bạn cần thêm vitamin D.
  • Thực hành tình dục an toàn. Nhưng bạn vẫn có thể bị nhiễm trùng bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI, hoặc STD). Bao cao su là cách tốt nhất để ngăn ngừa STIs khi bạn quan hệ tình dục. Sau khi mãn kinh, âm đạo có thể khô hơn và mỏng hơn, dẫn đến vết cắt hoặc vết rách nhỏ khi quan hệ tình dục. Vết cắt hoặc rách âm đạo khiến bạn có nguy cơ mắc STIs cao hơn. Tìm hiểu các cách khác để ngăn ngừa STIs.
Bỏ thuốc lá
Bỏ hút thuốc là bước quan trọng nhất bạn có thể làm để khỏe mạnh hơn

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: womenshealth.gov, hopkinsmedicine.org, webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan