Vì sao bạn đau đầu khi mang thai tháng thứ 4?

Tình trạng đau đầu khi mang thai tháng thứ 4 có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Dù là nguyên nhân nào, nếu đau đầu kèm theo các dấu hiệu bất thường như sưng nề tay chân, rối loạn thị giác, sốt cao, đau và cứng cổ hay tăng cân đột ngột thì mẹ bầu cần đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân.

1. Nguyên nhân bị đau đầu khi mang thai tháng thứ 4?

Theo thống kê, có hơn 80% mẹ bầu bị đau đầu trong thời gian mang thai kỳ. Tình trạng đau đầu khi mang thai tháng thứ 4, thậm chí trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau như sau:

  • Khi mang thai nồng độ hormone trong cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, dẫn đến triệu chứng đau đầu;
  • Sự tăng cân đột ngột làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và quá trình lưu thông máu lên não cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau đầu;
  • Ngoài những nguyên nhân trên thì chế độ sinh hoạt không khoa học cũng gây nên tình trạng đau đầu ở mẹ bầu. Những thói quen xấu như mẹ bầu uống không đủ nước, ăn không đúng bữa, thức đêm nhiều, sử dụng những chất kích thích, cũng dẫn đến tình trạng đau đầu;
  • Môi trường sống và làm việc ồn ào cũng khiến thần kinh nhạy cảm của bà bầu mệt mỏi và căng thẳng, dẫn đến tính trạng khó ngủ, đau đầu;
  • Một số tình trạng khác như căng cơ, huyết áp thấp và huyết áp cao khi mang thai, tư thế không phù hợp hoặc đái tháo đường thai kỳ cũng khiến mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai tháng thứ 4.

Nếu đau đầu khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 mà nguyên nhân do tăng huyết áp thì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi nếu như không điều trị kịp thời. Các biến chứng bao gồm:

Một số nguyên nhân khác nguy hiểm hơn khiến bà bầu mang thai tháng thứ 4 bị đau đầu đó là:

  • U não gây nên triệu chứng đau đầu ở mẹ bầu;
  • Xuất huyết;
  • Bệnh lý về tim mạch;
  • Cục máu đông gây đau đầu dữ dội;
  • Nhiễm trùng xoang;
  • Viêm màng não hoặc viêm não;
  • Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.

2. Các triệu chứng đau đầu khi mang thai

Cơn đau đầu ở mỗi mẹ bầu sẽ không giống nhau, bạn có thể gặp một số triệu chứng như:

  • Đau theo kiểu âm ỉ;
  • Đau kiểu mạch đập;
  • Đau nhói sau 1 hoặc cả 2 mắt;
  • Đau dữ dội ở 1 hoặc cả 2 bên đầu.

Tình trạng đau đầu có thể đi kèm với các triệu chứng khác như: Buồn nôn, nôn, điểm mù, hoa mắt chóng mặt.

3. Khi nào mẹ bầu bị đau đầu là nghiêm trọng?

Hầu hết các trường hợp mẹ bầu chỉ bị đau đầu mà không kèm theo những triệu chứng bất thường nào khác. Tuy nhiên, đau đầu khi mang thai tháng thứ 4 trở lên thì có là là do tiền sản giật gây nên. Do vậy nếu mẹ bầu bị đau đầu kèm theo những biểu hiện khác thường khác như tiểu nhiều, tiểu ít, tiểu buốt và rắt hoặc sẫm màu,... thì cần đi khám để chẩn đoán và điều trị. Cụ thể như sau:

  • Cơn đau nhức đầu kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, đau đột ngột trong khi đang ngủ;
  • Sưng nề ở các bộ phận như tay, chân và mặt;
  • Đau đầu kèm các triệu chứng như rối loạn thị giác, sốt cao, đau và cứng cổ,...;
  • Đau đầu kèm vùng dưới xương sườn, bụng trên;
  • Tăng cân một cách đột ngột mà nguyên nhân không phải do trọng lượng thai nhi.

4. Một số phương pháp trị đau đầu cho bà bầu

Mẹ bầu bị đau đầu sẽ cảm thấy rất khó chịu. Thay vì cố chịu đựng cơn đau đầu, mẹ có thể thử những biện pháp sau đây để giúp làm giảm triệu chứng:

  • Massage giúp giảm đau đầu khi mang thai: Mẹ bầu có thể massage nhẹ nhàng khu vực lưng, vai, gáy, cổ và đầu để giảm những cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu.
  • Chườm ấm, lạnh khi bị đau đầu: Chườm ấm hoặc lạnh đều có thể giúp chữa đau đầu ở mẹ bầu. Tác dụng của chườm ấm và chườm lạnh là làm giãn nở mạch máu, tăng lưu thông máu ở khu vực bị đau, hỗ trợ loại bỏ các cục máu gây đau đầu. Bạn hãy dùng một chiếc khăn nhúng qua nước lạnh hoặc nước ấm và đắp lên vùng trán sẽ giúp thắt chặt các mạch máu, thu nhỏ mô cơ và da ở khu vực bị đau đầu.
  • Uống đủ nước: Đây là phương pháp điều trị đau đầu cho bà bầu hiệu quả bởi nước có vai trò chủ chốt, cần thiết cho quá trình lưu thông máu cùng các khoáng chất quan trọng trong cơ thể của mẹ bầu. Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng cách điều chỉnh enzyme, protein và vitamin ở mức cân bằng, phù hợp.
  • Dùng tinh dầu lavender: Nếu bị đau đầu khi mang thai, mẹ bầu có thể sử dụng tinh dầu lavender. Dầu lavender hay còn gọi hoa oải hương, là một phương thuốc an toàn để điều trị đau đầu khi mang thai. Hương thơm của hoa có khả năng ổn định tâm trạng, giảm căng thẳng và cơn đau đầu.
  • Xông hơi nếu đau đầu khi mang thai: Khi mang thai bị đau đầu, mẹ bầu có thể dùng cách xông hơi để cảm thấy tốt hơn. Nếu bị đau đầu do nghẹt mũi, viêm xoang khi mang thai, bạn có thể thử xông hơi để làm thông thoáng khoang xoang, giảm bớt triệu chứng. Nhỏ một vài giọt tinh dầu sả chanh vào chậu nước xông cũng sẽ tăng thêm khả năng thư giãn. Mẹ lưu ý, chỉ nên xông hơi ở khu vực mặt.

5. Cách phòng ngừa những cơn đau đầu khi mang thai?

Đau đầu khi mang thai có thể là do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể của người phụ nữ, tuy nhiên việc điều chỉnh lối sống và sinh hoạt cũng sẽ giúp mẹ bầu giảm thiểu được phần nào các cơn đau:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Việc ăn uống đầy đủ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, làm giảm nguy cơ gây đau đầu khi mang thai. Mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn và sử dụng một số loại hạt, bánh trái để ăn khi cảm thấy đói nhằm tránh tình trạng hạ đường huyết gây nên cơn đau đầu.
  • Một số loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn như socola, cà phê xúc xích, rượu, cà phê,... để phòng ngừa tình trạng đau đầu khi mang thai.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý: Mẹ bầu nên đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, không nên thức khuya để phòng ngừa tình trạng đau đầu. Buổi trưa không nên ngủ quá 1 tiếng để tránh gây mệt mỏi cho buổi chiều. Nên ngủ ở môi trường yên tĩnh để giấc ngủ được đảm bảo tốt nhất.
  • Yếu tố môi trường: Tránh đến những nơi ô nhiễm không khí, ngột ngạt hay mùi hương quá nồng,... Bạn nên nhờ người thân dọn dẹp nhà cửa mỗi ngày và để cho phòng ngủ luôn được thông thoáng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh những nơi ánh sáng quá chói hoặc ồn ào, đây là một trong những tác nhân gây nên tình trạng đau đầu.
  • Thường xuyên tập thể dục: Những bài tập thể dục nhẹ nhàng trong thời kỳ mang thai sẽ giúp cho mẹ bầu cải thiện sức khỏe và hạn chế những cơn đau đầu. Một số bài tập thể dục mà bạn có thể thử như Yoga, đi bộ, tập hít thở,...

Bà bầu bị đau đầu phần lớn là tình trạng bình thường trong thời kỳ mang thai. Bằng những phương pháp chữa trị tự nhiên và lối sống lành mạnh mẹ bầu có thể giảm thiểu những cơn đau đầu gây phiền toái này. Tuy nhiên nếu đau đầu khi mang thai tháng thứ 4 kèm theo những biểu hiện bất thường thì mẹ bầu nên đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

28.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan