Trầm cảm sau sinh

Cứ khoảng 7 phụ nữ mới sinh con thì có 1 người sẽ bị hội chứng trầm cảm sau sinh và nó có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau khi bạn sinh con. Trong trường hợp đó, bạn vẫn hoàn toàn có thể tìm kiếm sự trợ giúp cho các nhu cầu về sức khỏe tâm thần của mình và vẫn duy trì cho con bú bằng sữa mẹ.

1. Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Xuất hiện hội chứng "baby blues" là điều bình thường sau khi sinh, nhưng nếu tình trạng này kéo dài sau một vài tuần thì bạn có thể đang bị trầm cảm sau sinh. Trạng thái này sẽ cản trở sự gắn kết giữa bạn và em bé của mình. Bên cạnh đó, nó cũng là nguyên nhân làm cho quá trình cho con bú trở nên khó khăn hơn.

Không thể phủ nhận rằng sức khỏe tinh thần của người mẹ là rất quan trọng không chỉ đối với bản thân của người phụ nữ mà còn đối với đứa trẻ. Tuy nhiên, khi bị trầm cảm sau sinh, người mẹ có thể không thể cung cấp sự nuôi dưỡng cần thiết cho đứa trẻ phát triển. Người mẹ sẽ ít khi ôm ấp và tương tác với đứa trẻ và khiến đứa bé có nguy cơ mắc một số kết quả tiêu cực về sức khỏe, chẳng hạn như không phát triển, phát triển chậm, khó ngủ, gặp các vấn đề về hành vi và cảm xúc và học tập.

Lưu ý rằng đôi khi các triệu chứng này phải mất nhiều năm mới xuất hiện. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy các bà mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh thường lơ là trong việc tuân thủ lịch trình thăm khám chăm sóc sức khỏe và ít thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ.

Ôm ấp vỗ về trẻ thường xuyên giúp gắn kết tình cảm với cha mẹ
Người mẹ bị trầm cảm sau sinh có thể ít khi ôm ấp và tương tác với đứa trẻ và khiến đứa bé có nguy cơ mắc một số kết quả tiêu cực về sức khỏe

2. Sàng lọc trầm cảm sau sinh

Mặc dù bác sĩ nhi khoa được đào tạo để điều chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, nhưng họ cũng có thể chăm sóc cho phụ huynh của trẻ nếu cần. Hầu hết phụ nữ thường chỉ có 1-2 lần khám sau sinh với các bác sĩ sản khoa của họ và không phải lúc nào cũng có thể thực hiện tầm soát trầm cảm. Trong khi đó, bác sĩ nhi khoa có thể khám cho trẻ tới 6 lần trong vòng 6 tháng đầu đời, nên họ là những người phù hợp nhất để xác định các bà mẹ bị trầm cảm sau sinh. Chính vì lý do này mà Viện Nhi khoa Mỹ khuyến nghị các bác sĩ nhi khoa nên là người thực hiện sàng lọc trầm cảm sau sinh cho những người mới làm mẹ khi họ tới khám sức khỏe cho trẻ trong các tháng 1, 2, 4 và 6 tháng. Công cụ sàng lọc mà hầu hết các bác sĩ nhi khoa sử dụng là thang đánh giá trầm cảm sau sinh Edinburgh (Edinburgh Postnatal Depression Scale: EPDS). Đây là một bảng câu hỏi gồm 10 mục và các bà mẹ tự điền vào.

3. Duy trì các mục tiêu nuôi con bằng sữa mẹ

Nếu một người mẹ đang trải qua hội chứng trầm cảm sau sinh, bác sĩ sẽ hỏi cô ấy những điều mang lại niềm vui và sự bình yên cho cô ấy và điều gì làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn. Trong quá trình đó, việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng được xem xét đánh giá. Viện Nhi khoa Mỹ khuyến nghị cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong khoảng 6 tháng và tiếp tục cho trẻ bú mẹ trong 1 năm hoặc lâu hơn theo mong muốn của cả mẹ và trẻ.

Nếu việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp người mẹ gắn kết với con mình hơn và có thể góp phần vào cải thiện các triệu chứng của trẻ thì các phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh nên được xây dựng xung quanh việc bảo vệ mối quan hệ giữa mẹ và trẻ thông qua hành vi cho con bú. Nếu việc nuôi con bằng sữa mẹ góp phần gây ra các triệu chứng trầm cảm sau sinh ở người mẹ thì người mẹ cũng không nên cảm thấy tội lỗi nếu chọn cách cho trẻ bú sữa thay thế.

Làm thế nào để trẻ sơ sinh không lười bú sữa mẹ?
Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp bạn gắn kết với con mình hơn

4. Làm thế nào để cho con bú khi bị trầm cảm sau sinh?

Khi nói đến việc nuôi con bằng sữa mẹ, hầu như tất cả những người mới làm mẹ đều phải trải qua một quá trình học hỏi và cảm thấy đôi chút thất vọng ngay từ lúc đầu. Tuy nhiên, trầm cảm sau sinh lại làm cho cảm giác thất vọng này tăng lên ngay cả khi bạn đang đi đúng hướng. Nếu bạn đang cảm thấy khó khăn với các hoạt động diễn ra trong một ngày, không ngủ đủ hoặc ăn không ngon thì bạn hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía nhân viên y tế. Bác sĩ có thể đánh giá xem bạn có bị trầm cảm hay không và giới thiệu bạn bạn đến với bác sĩ chuyên khoa nếu cần thiết. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm an toàn khi cho con bú. Điều bạn cần nhớ đó là bạn không đơn độc. Trầm cảm là một tình trạng có thể điều trị được và không khó để tìm kiếm sự hỗ trợ. Cùng với sự hỗ trợ phù hợp thì việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể trở thành nguồn vui và tạo ra cảm giác thoải mái cho cả bạn và đứa trẻ. Hãy chia sẻ với chồng của mình về cảm giác của bạn và bạn có thể kết giao với bạn bè đặc biệt là những người cũng làm mẹ như bạn. Bạn hãy cố gắng tạo cảm giác thoải mái cho bản thân nhất nếu có thể, kể cả việc khóc khi bạn muốn. Ăn uống điều độ và tập thể dục cũng có tác dụng trong hoàn cảnh này. Nếu bạn ăn kém đi thì có thể ăn thêm một vài bữa ăn phụ. Tránh caffeine và đường vì chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Hoạt động thể chất cũng có thể cải thiện tâm trạng của bạn. Dành thời gian cho gia đình và bạn bè, tắm rửa và thay quần áo mỗi ngày, chấp nhận lời đề nghị giúp đỡ và ra khỏi nhà, ngay cả khi bạn chỉ đi dạo với con bạn một đoạn ngắn.

Caffeine
Không nên ăn các đồ ăn chứa caffeine và đường có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh

5. Thuốc chống trầm cảm & cho con bú

Điều trị trầm cảm sau sinh thường phải kết hợp của thuốc chống trầm cảm và liệu pháp trò chuyện. Các hoạt động hỗ trợ chẳng hạn như các nhóm hỗ trợ và cải thiện giấc ngủ cũng là những khía cạnh quan trọng của liệu pháp. Nhiều loại thuốc điều trị chứng rối loạn tâm trạng và lo âu sau sinh rất an toàn để sử dụng khi cho con bú.

Tất cả các trẻ em đều xứng đáng có một người mẹ khỏe mạnh và tất cả các bà mẹ đều xứng đáng có cơ hội tận hưởng cuộc sống của họ và con cái của họ. Nếu bạn đang cảm thấy chán nản khi mang thai hoặc sau khi sinh con, đừng đau khổ một mình. Hãy nói với người thân và liên hệ với các bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Trẻ sơ sinh nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, healthychildren.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

872 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan