Thay đổi ở hệ tiết niệu khi mang thai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Khi mang thai các cơ quan và chức năng sinh lý trong cơ thể người mẹ đều thay đổi. Những thay đổi sinh lý bình thường ở hệ tiết niệu khi mang thai có thể là yếu tố nguy cơ dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm.

1. Thay đổi ở hệ tiết niệu khi mang thai

1.1 Thay đổi về mặt giải phẫu của hệ tiết niệu khi mang thai

  • Kích thước thận tăng lên trong thai kỳ: Trên siêu âm phát hiện chiều dài của thận tăng lên khoảng 1cm so với trước lúc có thai. Kích thước của thận sẽ trở về bình thường sau khi sinh.
  • Giãn đài bể thận và niệu quản: Vì tình trạng ứ nước do tắc nghẽn đường bài niệu. Sự ứ nước này thường nhẹ và được gọi là giãn đài bể thận - niệu quản “sinh lý” trong thai kỳ. Sự ứ đọng nước tiểu tạo điều kiện thuận lợi gây ra nhiễm trùng niệu và có thể tiến triển thành viêm đài bể thận nặng. Một số ít trường hợp, sự ứ đọng nước tiểu này có thể gây cơn đau quặn thận.
  • Những thay đổi về hình thái của thận có thể vẫn tồn tại cho đến 12 tuần sau khi sinh. Do vậy nếu muốn thăm dò về hình thái của hệ tiết niệu thì nên thực hiện sau sinh ít nhất 12 tuần.
Mang thai
Chiều dài của thận tăng lên khoảng 1cm so với trước lúc có thai

1.2 Thay đổi về chức năng thận

  • Lưu lượng máu qua thận và lưu lượng lọc cầu thận ở phụ nữ có thai tăng lên khoảng 40% so với bình thường. Các lưu lượng này tăng lên khá sớm, ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ. Việc tăng lưu lượng lọc cầu thận này sẽ làm tăng thải các chất cặn bã. Protein niệu thải ra sẽ tăng lên gấp đôi.
  • Nồng độ Creatinin máu giảm khoảng từ 35 đến 44% so với giá trị bình thường. Do đó các chỉ số sinh hóa ở phụ nữ có thai sẽ khác so với người bình thường. Ở phụ nữ có thai, khi nồng độ Creatinin máu trên 80 μmol/l (0,8 mg/dl) và nồng độ Urê máu trên 5 mmol/l (13mg/dl) có thể là dấu hiệu của việc suy giảm chức năng thận trong thai kỳ
  • Tăng lưu lượng máu sẽ làm máu bị pha loãng, từ đó làm giảm nồng độ albumin máu, giảm ure máu và giảm áp lực thẩm thấu của huyết tương. Sự thanh thải Urat tăng lên, làm cho giá trị bình thường của Urat máu giảm xuống. Máu có xu hướng bị kiềm hoá nhẹ (pH = 7,42 - 7,44)

1.3 Thay đổi về thể dịch

Khi mang thai, người mẹ thường tăng khoảng 12-15 kg. Lượng nước tăng khoảng 6-9 lít, trong đó chủ yếu là nước ở khoang ngoài tế bào, khoảng 4-6 lít. Khi mang thai thể tích huyết tương tăng lên gần như gấp đôi và phù là hiện tượng bình thường.

2. Một số bệnh về hệ tiết niệu thường xảy ra trong thai kỳ

  • Nhiễm trùng đường tiểu: Thường do trương lực giảm và giãn đường tiết niệu, chiếm tỷ lệ 5 – 10%. Các loại vi khuẩn thường gặp trong nhiễm khuẩn đường tiểu là E.Coli, Proteus, Klebsiella, Enterococus... Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị khởi đầu bằng kháng sinh theo kinh nghiệm, sau đó tiến hành cấy nước tiểu làm kháng sinh đồ và điều trị theo kháng sinh đồ.
Mang thai
Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh thường xảy ra trong thai kỳ
  • Suy thận cấp: Có thể do bệnh lý tán huyết vi mạch cộng với giảm tiểu cầu, hoặc do suy thận cấp phối hợp với gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳ (Hội chứng HELLP).
  • Thiếu máu cục bộ tử cung nhau: Do giải phóng các chất co mạch và có thể thiếu các chất gây dãn mạch dẫn đến tăng huyết áp. Tình trạng này có thể gây ra các biến chứng ở mẹ như gây sản giật, rau bong non, ở thai nhi như suy dinh dưỡng bào thai, thai chết lưu, sanh non. Đây là một cấp cứu sản khoa cần được điều trị ngay để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi
  • Bệnh thận gây tăng huyết áp kèm theo protein niệu và phù xảy ra từ tuần lễ 20 trở đi gọi là tiền sản giật. Nguyên nhân là do sự giảm cung lượng tim và thiếu máu cục bộ tử cung nhau dẫn đến giải phóng thromboblastin và gây đông máu trong lòng mạch.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.

Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.

Thạc sĩ. Bác sĩ. Lý Thị Thanh Nhã đã có quá trình làm việc tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị trước khi làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng như hiện nay. Bác sĩ Nhã có thế mạnh và kinh nghiệm trong chẩn đoán theo dõi và điều trị thai nghén, thai bệnh lý. Khám tầm soát thai kỳ. Thực hiện các kỹ thuật mổ lấy thai. Phẫu thuật nội soi điều trị u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan