Sữa mẹ nhiều chất béo không?

Trong sữa mẹ đã được xác định có nhiều loại lipid khác nhau. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu tất cả chức năng và tầm quan trọng của những loại này và đồng thời biết được sữa mẹ gồm những chất gì?

1. Vai trò của lipid trong sữa mẹ

Lipid là chất không hòa tan trong nước, bao gồm nhiều loại như chất béo (fat), vitamin tan trong chất béo, axit béo, sáp (wax) và steroid. Lipid hỗ trợ cấu trúc của tế bào, duy trì nhiệt độ cơ thể và tạo ra các hormone. Tuy nhiên, chức năng quan trọng nhất của lipid là dự trữ năng lượng cho cơ thể.

Lipid chiếm 3 - 5% thành phần của sữa mẹ. Một nửa lượng calo và một nửa năng lượng mà con bạn nhận được từ việc bú sữa mẹ chính là lipid.

Bên cạnh năng lượng, lipid còn là một nguồn quan trọng cung cấp các axit béo thiết yếu và cholesterol. Chất này cũng cần thiết cho sự tăng trưởng (và tăng cân), cũng như quá trình phát triển của não và thị giác của trẻ.

Chất béo trong sữa mẹ cũng đóng vai trò kiểm soát sự thèm ăn của bé. Khi lượng chất béo trong sữa mẹ tăng lên trong lúc bé bú một bầu ngực, bé sẽ cảm thấy no và tự động ngừng bú. Ngoài ra, vì chất béo mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa ở dạ dày, nhờ vậy bé sẽ no lâu hơn giữa các lần được bú.

2. Sữa mẹ gồm những chất gì?

2.1. Chất béo trung tính

Triglycerid là loại lipid chính được tìm thấy trong sữa mẹ nhiều chất béo, chiếm 98%. Triglyceride chịu trách nhiệm lưu trữ năng lượng bằng cách giữ các phân tử chất béo trung tính với nhau thông qua các liên kết. Khi chất béo trung tính bị phá vỡ, các liên kết cũng sẽ phá vỡ và giải phóng năng lượng.

2.2. Cholesterol

Cholesterol là một chất steroid, cần thiết cho sự phát triển của não và thần kinh, đồng thời tham gia vào quá tình tạo ra các hormone điều chỉnh các chức năng của cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ em tiếp xúc với cholesterol trong sữa mẹ sẽ có sức khỏe tim mạch tốt hơn khi lớn lên. Những người được bú sữa mẹ khi còn nhỏ cũng có mức cholesterol xấu (LDL) thấp hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

2.3. Axit Docosahexaenoic (DHA)

Axit béo chuỗi dài đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thần kinh của trẻ cũng như giúp phát triển não và mắt khỏe mạnh. Trong sữa mẹ cũng có một vài chất này.

Ví dụ, DHA là một axit béo không no chuỗi (mạch) dài rất thiết yếu, góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh trung ương và não bộ. Chất này cũng quan trọng đối với thị lực và sự phát triển của mắt, đặc biệt là đối với trẻ sinh non.

2.4. Axit arachidonic (ARA)

Các nhà khoa học chưa thể hiểu hết tầm quan trọng của axit béo thiết yếu ARA trong sữa mẹ. Chất này có thể đóng vai trò trong sự phát triển của trẻ sơ sinh, hoặc cần thiết để cân bằng lượng DHA.

2.5. Lipid phức tạp

Lipid phức tạp được cho là quan trọng đối với não, dạ dày, ruột và da. Chất này được tìm thấy trong não của trẻ sơ sinh, giúp chống lại nhiễm trùng và có thể giúp giảm viêm trong ruột, nhờ đó bảo vệ trẻ chống lại tình trạng viêm ruột hoại tử (NEC) nghiêm trọng.

sữa mẹ
Chất béo trong sữa mẹ cũng đóng vai trò kiểm soát sự thèm ăn của bé

3. Đặc điểm của lượng chất béo trong sữa mẹ

Lượng chất béo trong sữa mẹ không cố định, mà sẽ thay đổi trong ngày và theo thời gian khi bé lớn lên. Thậm chí sữa mẹ nhiều chất béo hay ít cũng sẽ khác nhau trong mỗi lần cho bú. Cụ thể, khi mới bắt đầu cho con bú, sữa mẹ loãng hơn và ít chất béo hơn. Dần dần, sữa trở nên đặc hơn và có nhiều chất béo hơn. Trẻ bú một bên bầu ngực càng lâu và càng gần cạn, sẽ càng nhận được nhiều chất béo hơn.

Một số phụ nữ nhận thấy có vẻ sữa mẹ đặc như sữa ông thọ khi kết thúc cữ bú. Điều này là do thành phần chất béo tăng dần trong quá trình sữa mẹ di chuyển qua bầu ngực. Sữa mẹ đặc như sữa ông thọ thường được gọi là sữa sau, trong khi sữa trước sẽ có nhiều nước hơn, lỏng hơn. Mặc dù có hình thức khác nhau, nhưng cả hai đều là nguồn thức ăn hoàn chỉnh cho bé, giàu vitamin, khoáng chất, protein và đường.

Hàm lượng chất béo trong sữa mẹ cũng liên quan đến mức độ tiết sữa của bầu ngực. Cụ thể, ngực của bạn sẽ căng hơn khi bắt đầu cữ bú (sữa ít chất béo) và khô hơn khi sữa có nhiều chất béo. Không cần lo lắng quá nhiều khi thấy mình tiết ít sữa hơn, bởi trong 24 giờ, con bạn sẽ tiêu thụ đủ lượng chất béo mỗi ngày.

Sữa chuyển tiếp xuất hiện từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 14 sau sinh - giai đoạn chuyển từ sữa non sang sữa trưởng thành. Lúc này sữa có màu trắng kem và kết cấu đặc hơn, đồng thời có hàm lượng chất béo, calo và lactose cao hơn. Chính vì vậy, đây được xem là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh đang trong quá trình phát triển nhanh chóng.

Sữa mẹ được sản xuất cho trẻ sinh non cũng rất giàu chất béo, nhiều hơn khoảng 30% chất béo so với sữa mẹ dành cho trẻ sinh đủ tháng.

4. Chế độ ăn giúp sữa mẹ nhiều chất béo

Chỉ cần tuân theo một chế độ ăn uống bình thường, sữa mẹ sẽ chứa tất cả các chất dinh dưỡng và lipid quan trọng mà em bé cần. Tuy nhiên, bạn có thể quyết định số lượng và loại lipid có trong sữa mẹ thông qua một thực đơn bổ dưỡng.

Một số lipid như axit béo bão hòa sẽ không thay đổi bất kể chế độ ăn uống như thế nào. Tuy nhiên, mức độ của các chất béo khác, đặc biệt là DHA, có thể điều chỉnh được. Mức độ DHA trong sữa mẹ rất khác nhau tùy thuộc vào thực đơn dinh dưỡng và nơi sống của phụ nữ.

Sau đây là một vài ví dụ về cách chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến lipid, đặc biệt là DHA trong sữa mẹ:

  • Các chất bổ sung trong thời kỳ mang thai: Khi phụ nữ mang thai bổ sung omega-3, sữa mẹ ban đầu sẽ có hàm lượng DHA, IgA và các đặc tính miễn dịch khác cao hơn.
  • Chế độ ăn chay: Vì người ăn chay không nhận được chất béo từ các sản phẩm động vật, nên mức DHA trong sữa mẹ sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, sữa của họ lại có hàm lượng axit linoleic rất cao - một loại axit béo có nguồn gốc thực vật. Bổ sung DHA được xem là cần thiết cho những người theo chế độ ăn thuần chay nghiêm ngặt.
  • Chế độ ăn giàu carbohydrate: Khi ăn nhiều carbohydrate với ít / không có chất béo, sữa mẹ sẽ có hàm lượng axit béo chuỗi trung bình cao hơn, như axit lauric và axit linoleic.
  • Ăn cá biển: Phụ nữ sống ở những vùng ven biển hoặc hải sản chiếm phần lớn trong chế độ ăn sẽ có lượng DHA trong sữa mẹ cao hơn.
Sữa mẹ
Lượng chất béo trong sữa mẹ không cố định, mà sẽ thay đổi trong ngày và theo thời gian khi bé lớn lên

5. Lipid trong sữa công thức so với sữa mẹ

Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh có chứa lipid và các chất béo cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh. Tuy nhiên, có nhiều khác biệt về loại và lượng lipid có trong sữa mẹ so với lipid có trong sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh. Sự khác biệt chính là ở mức độ cholesterol, axit béo thiết yếu, chất béo bão hòa và lipid phức tạp. Một khác biệt nữa là nồng độ lipid trong một lần bú.

Cụ thể, lượng lipid trong sữa công thức luôn nhất quán trong suốt thời gian cho trẻ bú, từ lúc đầu đến khi kết thúc. Tuy nhiên, nồng độ lipid trong sữa mẹ sẽ thay đổi từ khi bắt đầu bú đến khi kết thúc cữ bú, từ cữ bú này sang cữ bú khác và từ ngày này sang ngày khác.

Các công ty sữa công thức đang tiếp tục nghiên cứu, cải tiến sữa công thức và cố gắng làm gần giống với sữa mẹ nhất có thể. Tuy nhiên, đó là một công việc khó khăn bởi vì thậm chí các nhà khoa học còn không biết tất cả vai trò trong sữa mẹ nhiều chất béo, cũng như làm thế nào trẻ hấp thụ và sử dụng chất béo từ các nguồn thay thế một cách tối ưu.

Trong giai đoạn phát triển, trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ sẽ có được sức đề kháng tốt hơn, tuy nhiên, cũng không tránh khỏi việc gặp phải các bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, Vinmec sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: medela.us, verywellfamily.com, medela.com, pubmed.ncbi.nlm.nih.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan