Sinh mổ lần 3 đặt vòng được không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Đặt vòng là biện pháp tránh thai được nhiều chị em phụ nữ áp dụng. Tuy nhiên, đặt vòng cho phụ nữ sinh mổ lần thứ 3 cần được cân nhắc kỹ lưỡng, bởi tư thế tử cung sẽ gây cản trở cho việc đặt vòng.

1. Đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai là biện pháp tránh mang thai ngoài ý muốn được nhiều chị em sử dụng. Vòng tránh thai sẽ khiến niêm mạc tử cung phù nề, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng và không để cho trứng làm tổ trong tử cung. Thông thường, đặt vòng có tác dụng tránh thai trong thời hạn từ 3 - 5 năm, thậm chí là 10 năm tùy loại.

Trước khi tiến hành đặt vòng, bác sĩ cần gây tê. Vòng tránh thai thường được làm bằng nhựa hình chữ T, đặt trong lòng tử cung. Vòng tráng thai sẽ không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung.

Khi thực hiện đặt vòng, bạn cần đảm bảo các điều kiện như:

  • Hết kỳ kinh khoảng 3-4 ngày.
  • Không có vấn đề về sức khỏe, viêm nhiễm vùng kín.
  • Đối với phụ nữ sau sinh, chỉ đặt vòng khi cơ thể đã phục hồi, tử cung co lại kích thước bình thường.

Khi hết hạn, cần phải lấy ra để tránh nguy cơ vòng bị gãy xuyên thủng tử cung, mang thai ngoài ý muốn...

Thủng tử cung sau đặt vòng
Đặt vòng có thể gây thủng tử cung sau khi hết hạn

2. Sinh mổ lần 3 đặt vòng được không?

Thông thường việc đặt vòng tránh thai được áp dụng với phụ nữ đã quan hệ tình dục, phụ nữ sinh mổphụ nữ sinh thường.

Tuy vậy, trong một số trường hợp mẹ bầu đã sinh mổ nhiều lần, đặc biệt là đã sinh mổ đến lần thứ 3 thì việc đặt vòng cần thăm khám để biết mình có phù hợp với việc đặt vòng tránh thai hay không?

Khi được bác sĩ sản khoa cho phép đặt vòng tránh thai thì phụ nữ nên lưu ý một số yêu cầu sau:

  • Chỉ đặt vòng sau khi sinh ít nhất từ 6 tháng tới 1 năm. Bởi mẹ bầu sau khi sinh mổ sức khỏe rất yếu, cần nhiều thời gian để phục hồi. Do vậy, cần đợi vết mổ lành, sản dịch được tống ra ngoài rồi mới tiến hành can thiệp, để tránh nhiễm trùng. Đặt vòng quá sớm khi tử cung chưa trở lại như ban đầu sẽ cản trở vị trí đặt vòng, không đem lại kết quả cao.
  • Chọn loại vòng tránh thai rõ nguồn gốc.
  • Chọn bệnh viện uy tín để tiến hành đặt vòng.
  • Thực hiện thăm khám trước khi tiến hành đặt vòng.
sinh mổ lần 3
Sinh mổ lần 3 khi đặt vòng cần có sự chỉ định của bác sĩ

3. Những trường hợp chống chỉ định đặt vòng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ không được chỉ định đặt vòng như:

  • Bị nhiễm trùng sau khi phá thai.
  • Mắc các bệnh như viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, bệnh lây qua đường tình dục.
  • Có thai hoặc nghi ngờ có thai.
  • Bị u xơ tử cung hoặc dị tật tử cung bẩm sinh.
  • Người chưa quan hệ tình dục và chưa có con.

Ngoài ra, với những chị em không đặt vòng tránh thai, thì cũng có nhiều biện pháp phòng tránh thai an toàn, hiệu quả như

  • Sử dụng thuốc tránh thai theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc tránh thai chỉ có progestin không làm ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ, có thể áp dụng từ tuần thứ 6 sau sinh.
  • Sử dụng bao cao su.
  • Tiêm thuốc tránh thai có tác dụng 3 tháng.
  • Cấy que tránh thai...

Đặt vòng tránh thai là một biện pháp an toàn. Tuy nhiên, đối với từng trường hợp cụ thể như phụ nữ sinh mổ lần 3 cần cân nhắc và được sự cho phép của bác sĩ sản khoa khi thực hiện đặt vòng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan