Mang thai từ tháng thứ 3 nên ăn gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng BSCK I Lê Hồng Liên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Mang thai tháng thứ 3 đánh dấu bước chuyển mình của thai nhi từ phôi thai sang giai đoạn bào thai với sự phát triển nhanh chóng của hệ thần kinh, trung khu thần kinh dần được phân hóa thành thục và có các điều kiện phản xạ hình thành nên những hoạt động đầu tiên. Do đó chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thời gian này đặc biệt quan trọng để giúp tối ưu sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là đối với não bộ và giác quan.

1. Những thay đổi về nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 3

Tháng thứ 3 của thai kỳ là giai đoạn những cơn ốm nghén lên đến đỉnh điểm khiến người mẹ nhận được ít dinh dưỡng hơn. Vì vậy, mẹ bầu cần cố gắng ăn uống đủ chất bằng việc bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau vào khẩu phần ăn hàng ngày. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ 3 rất quan trọng vì đây là giai đoạn mà các tế bào phôi đang phân hóa cũng như hình thành chức năng cơ bản của cơ thể.

Các dưỡng chất thiết yếu mà thai phụ cần bổ sung trong giai đoạn mang thai tháng thứ 3 này gồm có acid folic, sắt, canxi, protein và các loại vitamin D, C, A. Ngoài ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu cũng được khuyến cáo bổ sung vitamin B6 mỗi ngày khoảng 1,9mg.

vitamin D và kẽm nào cho nam
Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các vitamin trong suốt thai kỳ

2. Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 3 nên ăn gì?

Mang thai tháng thứ 3 không thể tránh khỏi những cơn nôn ói, ốm nghén nên việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp là cần thiết để vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ, vừa đảm bảo nhu cầu cho thai nhi. Các nhóm thực phẩm cần thiết cho giai đoạn này gồm:

  • Thực phẩm giàu vitamin B6: có tác dụng quan trọng giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và đặc biệt là những cơn buồn nôn, nôn ói, các loại thức ăn chứa nhiều vitamin B6 gồm có quả họ nhà cam, quýt, trứng, rau xanh lá và khoai tây
  • Thực phẩm giàu acid folic: Là dưỡng chất ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể của trẻ nên cần được cung cấp đủ khoảng 400mg acid folic mỗi ngày đến từ các loại đậu, súp lơ, bơ, cam, lòng đỏ trứng,...
  • Thực phẩm chứa sắt: Là dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Sắt có thể được bổ sung thông qua củ cải đường, bột yến mạch, cám, cá ngừ, đậu và thịt, bông cải xanh,...
  • Thực phẩm giàu canxi: góp phần quan trọng trong việc phát triển hệ xương ở thai nhi, nếu thiếu hụt còn có thể gây ra tình trạng loãng xương ở mẹ, canxi nên được bổ sung thông qua sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai,..
  • Thực phẩm giàu protein: Cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, mỗi ngày cần đảm bảo 70g protein cho cơ thể thông qua các loại thịt gà, thịt bò, cá, trứng,...
Protein
Bổ sung thực phẩm giàu protein trong mỗi bữa ăn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé
  • Thực phẩm chứa carbohydrate: Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo, khoai tây là những thức ăn cung cấp lượng carbohydrate tăng cường năng lượng cho trẻ, chú ý rằng mẹ bầu không nên ăn vặt qua bánh ngọt, socola quá nhiều vì có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ và béo phì về sau
  • Trái cây tươi: Là nguồn vitamin tự nhiên mà thai phụ có thể dung nạp dễ dàng, ngoài ra còn chứa nhiều chất xơ và nước giúp, dễ ăn, ngon miệng nên rất phù hợp với giai đoạn ốm nghén này.

3. Các loại thực phẩm phụ nữ mang thai tháng thứ 3 nên tránh

Một số loại thực phẩm mà mẹ bầu mang thai tháng thứ 3 nên tránh gồm có:

  • Thức ăn chế biến sẵn: Bánh mì, pizza, gà chiên rán không có giá trị dinh dưỡng cao, lại có thể không đảm bảo vệ sinh làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm
  • Hải sản tái, sống: Chứa hàm lượng thủy ngân cao rất nguy hiểm và thực phẩm chưa chín cũng được khuyến cáo tuyệt đối tránh đối với thai phụ
  • Thực phẩm đóng hộp: Có chứa nhiều đường, muối dư, chất bảo quản không tốt cho mẹ bầu.
  • Ngoài ra, ốm nghén cũng là tình trạng gây khổ sở cho thai phụ trong giai đoạn này. Một số lưu ý sau có thể cải thiện tình trạng ốm nghén giúp việc ăn uống của mẹ bầu trở nên thuận lợi hơn
  • Không nên để bụng đói ngay khi thức dậy, có thể chuẩn bị sẵn bánh quy mặn, hạt, ngũ cốc, trái cây sấy để thuận tiện ăn uống
  • Uống nhiều nước
Uống nước
Mẹ bầu nên tránh uống quá nhiều nước ở tháng thứ 3
  • Chia các bữa ăn nhỏ, đều mỗi ngày
  • Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý
  • Tránh các món khó tiêu, nhiều chất béo, thực phẩm chiên rán khiến tình trạng ốm nghén trở nên trầm trọng hơn

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

32.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan