Lý do khiến kinh nguyệt ra ít

Kinh nguyệt ra ít là một hiện tượng mà nhiều phụ nữ có thể gặp phải. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn có thể gây ra lo lắng và bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin và có biện pháp xử lý kịp thời là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc Trung tâm Sức khoẻ phụ nữ và Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Kinh nguyệt ra ít do đâu?

Kỳ kinh nguyệt của chị em có thể bị thay đổi bởi nhiều nguyên do như tâm lý, stress, mãn kinh hay tiền mãn kinh. Tuy nhiên, chúng ta cũng không loại trừ khả năng tình trạng ra ít kinh nguyệt là dấu hiệu của các bệnh lý khác. Vì thế, các chị em không nên chủ quan khi thấy kinh nguyệt của mình ra ít hơn bình thường.

Khi kinh nguyệt ra ít, mọi người cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử lý kịp thời. Việc kéo dài tình trạng này có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là một số lý do mà chị em cần biết. 

Trắc nghiệm: Thử hiểu biết của bạn về âm đạo

Âm đạo nằm trong hệ thống bộ phận sinh dục của phụ nữ và đây cũng là nơi xảy ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe phụ khoa. Qua bài trắc nghiệm dưới đây, bạn đọc sẽ tích lũy nhanh một số kiến thức liên quan đến âm đạo và sức khỏe phụ khoa nói chung.

Bài dịch từ: webmd.com

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú, Đinh Thanh Hà , chuyên khoa Sản phụ khoa , Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Đinh Thanh Hà
Đinh Thanh Hà
Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú,
Sản phụ khoa
Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

1.1. Có thai ngoài tử cung

Kinh nguyệt sẽ ngừng hoàn toàn khi phụ nữ bước vào thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thai phụ vẫn có thể gặp phải tình trạng ra máu giống như kinh nguyệt, nhưng ít hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, mang thai ngoài tử cung cũng có thể gây ra hiện tượng ra máu, làm cho chị em dễ nhầm lẫn với máu kinh.

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng của thai phụ. Do đó, nếu nghi ngờ mình mang thai ngoài tử cung, thai phụ cần đến bệnh viện nhanh chóng. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và chẩn đoán chính xác tình trạng cũng như xử lý kịp thời.

1.2. Tăng hoặc giảm cân đột ngột

Cân nặng cũng là một trong những nguyên do ảnh hưởng đến tình trạng kinh nguyệt ra ít. Sự thay đổi về khối lượng cơ thể có thể kéo dài hoặc rút ngắn chu kỳ kinh nguyệt. Cùng với đó, lượng máu ra trong kỳ kinh cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

  • Khi tăng cân: Chất béo sẽ tích tụ nhiều, khiến hormone trong cơ thể bị mất cân bằng.
  • Khi giảm cân: Cơ thể sẽ bị căng thẳng và cũng khiến hormone cơ thể bị mất cân bằng. Điều này thường xuyên gặp ở những chị em đang thực hiện các chế độ ăn kiêng, hạn chế calo.

Theo chuyên gia, cơ thể cần sự cân bằng giữa protein, carb, vitamin và chất béo để giúp duy trì các hoạt động hàng ngày. Vì thế, để tránh tình trạng kinh nguyệt ra ít hay không đều, chị em nên có chế độ ăn uống phù hợp kết hợp với thường xuyên tập thể dục và kiểm soát cân nặng của mình. 

 
Sự mất cân bằng nội tiết có thể xuất hiện do các vấn đề về tâm lý
Sự mất cân bằng nội tiết có thể xuất hiện do các vấn đề về tâm lý

1.3. Kinh nguyệt ra ít do căng thẳng

Nội tiết trong cơ thể cũng có thể bị mất cân bằng do các vấn đề tâm lý, có thể kể đến như lo lắng, stress, trầm cảm hay sốc tâm lý. Từ đó, chị em sẽ gặp vấn đề trong kỳ kinh nguyệt của mình, cụ thể là kinh nguyệt ra ít.

Không chỉ thế, người bị căng thẳng quá mức về mặt thể chất cũng có kinh nguyệt bị ảnh hưởng, các ví dụ có thể kể đến như làm việc với cường độ cao, luyện tập thể dục quá mức.

Khi chị em có thể cân bằng tâm lý và thể chất, tình trạng kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường. Trong trường hợp này, các chị em không cần quá lo lắng. Điều cần làm lúc này là giữ cho tâm lý thoải mái, thư giãn và nghỉ ngơi đúng mức.

1.4. Bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, từ đó sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Bệnh sẽ ảnh hưởng xấu với tim mạch, cơ và huyết áp. Kinh nguyệt ra ít là một trong những triệu chứng của căn bệnh này.

Do đó, nếu chị em thấy kinh nguyệt ra ít cùng các dấu hiệu khác của bệnh như mệt mỏi, thường xuyên lo lắng, đi tiểu nhiều, hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

1.5. Ảnh hưởng của các biện pháp tránh thai

Nhiều phụ nữ sẽ gặp tình trạng ra ít trong kỳ kinh nguyệt do áp dụng các phương pháp tránh thai nội tiết. Một số phương pháp có thể kể đến như thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai, vòng tránh thai nội tiết. Trong một số trường hợp, máu kinh có thể có màu tối sẫm, thậm chí là mất kinh.

Vì vậy, khi sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết, chị em cần đặc biệt lưu ý. Nếu cảm thấy các phương pháp này không phù hợp và an toàn, hãy ngưng sử dụng. Chị em có thể chuyển sang các phương pháp tránh thai không chứa hormone để thay thế hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh ảnh hưởng tới kinh nguyệt. 

Các biện pháp tránh thai nội tiết có thể khiến chị em gặp tình trạng kinh nguyệt ra ít
Các biện pháp tránh thai nội tiết có thể khiến chị em gặp tình trạng kinh nguyệt ra ít

1.6. Kinh nguyệt ra ít do buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang là tình trạng mà buồng trứng sản xuất nhiều hormone sinh dục nam một cách bất thường. Khi nội tiết thay đổi, kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng theo và dẫn tới nhiều vấn đề, có thể liệt kê như rong kinh, mất kinh, chậm kinh hay kinh nguyệt ra ít.

Ngoài tình trạng kinh nguyệt ra ít, buồng trứng đa nang sẽ có thêm các dấu hiệu khác. Bao gồm:  

  • Da nhờn.
  • Nổi nhiều mụn.
  • Tăng cân bất thường.
  • Lông mọc nhiều.

Khi nhận thấy các dấu hiệu này, mọi người hãy đi khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt.

1.7. Giai đoạn tiền mãn kinh

Khi tới giai đoạn tiền mãn kinh, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là kỳ kinh kéo dài và kinh nguyệt ra ít. Do đó, nếu đang trong độ tuổi này, chị em không cần quá lo lắng khi kinh nguyệt không nhiều.

1.8. Hẹp cổ tử cung

Tình trạng cổ tử cung đóng hoàn toàn hoặc hẹp cổ tử cung cũng có thể khiến kinh nguyệt ra ít. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do sự thay đổi nồng độ estrogen trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc là ảnh hưởng của quá trình phẫu thuật cổ tử cung.

Hẹp cổ tử cung sẽ khiến máu kinh bị giữ lại trong khu vực tử cung và khó chảy ra ngoài. Vì thế, máu kinh sẽ chảy rất chậm và gây ra tình trạng kinh nguyệt ra rất ít.

1.9. Có sẹo trong tử cung

Những chị em từng nạo hay nong tử cung có thể để lại sẹo trên tử cung. Từ đó, chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ bị tác động đến và dẫn đến tình trạng ra ít trong kỳ kinh.

1.10. Kinh nguyệt ra ít do mất nhiều máu trong và sau khi sinh

Mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng máu kinh ra ít cũng có thể do phụ nữ mất máu trong và sau sinh. Mất máu nhiều sẽ khiến cơ thể bị thiếu oxy, ảnh hưởng tới các hoạt động của tuyến yên khiến phụ nữ mắc hội chứng Sheehan.

Hội chứng Sheehan sẽ khiến việc sản xuất các hormone trong cơ thể bị suy giảm, trong đó có cả các loại hormone giúp điều hoà kinh nguyệt. Mất máu nhiều không chỉ ảnh hưởng đến kinh nguyệt mà còn tác động đến sức khoẻ. Vì thế, chị em cần đến bệnh viện sớm nhất có thể để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2. Cách giải quyết

Khi gặp tình trạng này, chị em cần thăm khám phụ khoa tại các cơ sở y tế. Sau khi đã tìm được nguyên nhân, bác sĩ sẽ dựa theo đó để đưa ra các phương án xử lý phù hợp. Lúc này, chị em cần thực hiện đúng những gì mà bác sĩ đã hướng dẫn.

Cùng với đó, chị em cũng có thể thực hiện một số cách như sau:

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể để giúp bổ máu: Điều này bao gồm một chế độ ăn giàu sắt, đạm và vitamin. Đồng thời cần hạn chế các loại thực phẩm dầu mỡ, chất kích thích và đồ ăn quá mặn.
  • Có lối sống lành mạnh, khoa học và giữ tinh thần thoải mái: Nên tập thể dục một cách đều đặn, phù hợp với tình trạng sức khoẻ, tránh căng thẳng kéo dài.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách và sạch sẽ:  Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Đặc biệt, cần chú ý đến vấn đề vệ sinh nhiều hơn khi đang trong kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ. 
Chị em cần thực hiện một lối sống lành mạnh và vệ sinh vùng kín đúng cách để tránh được tình trạng kinh nguyệt thay đổi.
Chị em cần thực hiện một lối sống lành mạnh và vệ sinh vùng kín đúng cách để tránh được tình trạng kinh nguyệt thay đổi.

Nếu gặp bất cứ vấn đề nào về bệnh phụ khoa hoặc kinh nguyệt, chị em có thể đăng ký Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai. Ngoài hiện tượng kinh nguyệt ra ít, gói khám này còn giúp chúng ta phát hiện sớm các bệnh lý do viêm nhiễm. Từ đó, việc điều trị sẽ dễ dàng và ít tốn kém, đồng thời gói khám cũng giúp sàng lọc và phát hiện sớm các bệnh ung thư phụ khoa và ung thư cổ tử cung.

Bệnh viện Vinmec được giới chuyên môn đánh giá cao về khả năng khám, sàng lọc và điều trị các bệnh phụ khoa nhờ sự chú trọng đầu tư về y đức, trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ. Bệnh viện cũng trang bị những thiết bị y tế tối tân nhất, ứng dụng các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị theo tiêu chuẩn quốc tế; dịch vụ chuyên nghiệp và tận tình; không gian bệnh viện vô cùng văn minh và hiện đại. Bệnh viện Vinmec cũng cam kết đảm bảo tôn trọng sự riêng tư, thoải mái và bảo mật thông tin cho khách hàng, đặc biệt là đối với những bệnh thầm kín, khó nói như bệnh phụ khoa. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe