Lấy khối máu tụ âm đạo, tầng sinh môn

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Phạm Thị Mai Nhung - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Tụ máu âm đạo, tầng sinh môn là một trong những biến chứng thường gặp sau sinh, đặc biệt là ở các sản phụ sinh con so, sinh nhanh, có cắt tầng sinh môn, tăng sinh mạch máu vùng tầng sinh môn và rối loạn đông máu. Trường hợp máu tụ âm đạo, máu tụ tầng sinh môn kích thước lớn, bệnh nhân cần được làm phẫu thuật phụ khoa, phá bỏ lớp máu tụ.

1. Triệu chứng tụ máu âm đạo sau sinh

Máu tụ âm đạo, máu tụ tầng sinh môn thường không có biểu hiện cụ thể. Sản phụ không cảm thấy đau đớn gì. Nếu để ý kỹ sẽ thấy có cảm giác nặng ở phần âm đạo và âm hộ. Khối máu tụ âm đạo, tầng sinh môn sẽ gây ra cảm giác muốn rặn tương tự như khi muốn rặn đẻ do khối máu chèn vào trước trực tràng.

Tuy không có biểu hiện cụ thể nhưng máu tụ âm đạo có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường khi quan sát âm đạo. Một số trường hợp khó phát hiện hơn, phải thông qua thăm khám âm đạo, đặt van mới có thể chẩn đoán chính xác.

Rạch tầng sinh môn khi sinh thường
Máu tụ âm đạo, tầng sinh môn thường không gây đau đớn cho sản phụ

2. Máu tụ âm đạo, máu tụ tầng sinh môn có nguy hiểm không?

Tình trạng máu tụ âm đạo, máu tụ tầng sinh môn có thể tiến triển theo 2 hướng:

  • Thứ nhất, khối máu tụ có kích thước nhỏ và có thể tự tan dần, thu nhỏ kích thước sau vài tuần. Dần dần, khối máu tụ chỉ còn lại một khối rất nhỏ và cứng, bệnh nhân cảm thấy đau khi nắn.
  • Thứ hai, khối máu tụ tăng dần kích thước rồi căng phồng và vỡ ra gây chảy máu ồ ạt. Khi đo, có thể khiến thai phụ bị sốc vì mất quá nhiều máu, mất máu quá nhanh.

3. Điều trị khối máu tụ âm đạo, tầng sinh môn

Trường hợp khối máu tụ không to lên, bệnh nhân không cần chích, khối máu hầu như không ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Các trường hợp cần can thiệp điều trị khối máu tụ gồm:

  • Khối máu tụ có xu hướng tăng dần kích thước, tốc độ tăng nhanh
  • Đứt các mạch máu lớn
Chụp số hóa xóa nền chống chỉ định cho người mắc bệnh rối loạn đông máu
Người bệnh được chỉ định chích khi kích thước khối máu tụ tăng nhanh chóng
  • Khối máu tụ gây cảm giác đau đớn cho người bệnh
  • Khối máu tụ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, có lỗ rò...

Sau khi thăm khám, dựa trên tình hình thực tế, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và phương hướng điều trị phù hợp cho sản phụ.

4. Lấy khối máu tụ âm đạo, khối máu tụ tầng sinh môn

Bác sĩ sẽ tiến hành chích khối máu tụ ở điểm cao nhất của khối máu. Chích một lỗ nhỏ, thông qua lỗ nhỏ này nặn hết cục máu ra ngoài rồi chèn gạc tẩm khác sinh vào bên trong. Gạc được để trong khối máu trong 24 giờ. Sau đó, sản phụ cần sử dụng thuống kháng sinh theo đơn của bác sĩ.

Trường hợp khối máu tụ to vỡ cần rạch ra để lấy máu cục rồi khâu lại bằng mũi khâu chữ X để cầm máu. Sau khi buộc các mạch máu xong thì mới chèn gạc tẩm kháng sinh và thrombose trong 24 giờ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan