Hội chứng Hellp trong sản khoa

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.Nguyễn Văn Thành - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Hội chứng HELLP ở sản phụ là tình trạng nhiễm độc thai nghén ở thể nặng nhất có thể đe dọa tính mạng thai phụ và thai nhi, thường xảy ra ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc sau sinh.

1. Tổng quan

Hội chứng HELLP trong sản khoa có các đặc trưng chính:

  • Tan máu (Hemolysis) dẫn đến thiếu máu;
  • Tăng men gan (Elevated Liver Enzymes) do thiếu máu gan, nhồi máu gan;
  • Giảm tiểu cầu (Low Platelets) do ngưng kết trong lòng mạch do tổn thương lan tỏa nội mạc.

Hội chứng này được xem là một biến thể của tình trạng tiền sản giật, có nguy cơ gây tử vong cao cho sản phụ và thai nhi. Hiện nguyên nhân gây ra hội chứng HELLP chưa rõ ràng và còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên đa số các chuyên gia đều nhận định bản chất của hội chứng là một thể lâm sàng đặc biệt của tiền sản giật.

Do tính nghiêm trọng của tính chất, hội chứng HELLP được đánh giá là tình trạng y khoa cần được chẩn đoán và xử lý khẩn cấp tại các đơn vị sản khoa chuyên môn và hồi sức cấp cứu. Hiện ở Việt Nam vẫn chưa có thông kê chính xác về các ca mắc Hội chứng HELLP ở sản phụ.

Phân loại, mức độ:

Theo Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), hội chứng HELLP trong sản khoa được phân ra làm hai loại:

  • Hội chứng HELLP một phần (có một hoặc hai dấu hiệu bất thường).
  • Hội chứng HELLP đầy đủ: có nguy cơ biến chứng nặng cho mẹ, khuyến nghị nên chấm dứt thai kỳ.

Về mức độ, hội chứng HELLP được đánh giá dựa trên số lượng tiểu cầu:

  • Độ I: dưới 50.000/mm3.
  • Độ II: từ 50.000 – 100.000/mm3.
  • Độ III: 100.000 – 150.000/mm3.

Mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào số lượng tiểu cầu.

Tiền sản giật
Hội chứng HELLP là một thể lâm sàng đặc biệt của tiền sản giật.

2. Triệu chứng

Đa phần hội chứng HELLP thường xuất hiện trên nền một nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật hoặc sản giật). Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là:

  • Cảm giác khó chịu, mờ mắt (90%);
  • Đau thượng vị (65%);
  • Đau nhức đầu tăng dần (31%);
  • Buồn nôn và nôn (30%)
  • Phù, huyết áp cao,vàng da, xuất huyết dưới da.
  • Sản giật: trên nền tiền sản giật xuất hiện các cơn co giật, dấu hiệu thương tổn ở hệ thần kinh trung ương.

Triệu chứng cận lâm sàng (3 tiêu chuẩn của hội chứng HELLP):

  • Tan máu do tổn thương vi mạch: tan máu cấp tính trong lòng mạch, tăng Bilirubin gián tiếp, tăng LDH giảm Haptoglobin máu.
  • Tăng men gan: thường tăng gấp 3 lần bình thường, có cảm giác đau vùng hạ sườn phải. Có thể vỡ bao gan dẫn tới tụ máu khối.
  • Giảm tiểu cầu: do ngưng kết đông máu trong lòng mạch, do lớp nội mô bị tổn thương lan tỏa.

Tình trạng đông máu nội mạch lan tỏa thường gặp ở 20% thai phụ bị hội chứng HELLP và 84% trường hợp nếu đi kèm với suy thận cấp.

Các thai phụ có các triệu chứng của hội chứng HELLP có thể bị chẩn đoán sai ở giai đoạn sớm làm tăng nguy cơ suy gan dẫn tới tình trạng bệnh nặng hơn.

tăng men gan
Tăng men gan là triệu chứng cận lâm sàng của hội chứng

3. Biến chứng

Hội chứng HELLP ở sản phụ thường dẫn đến các biến chứng:

Tiên lượng tỉ lệ tử vong ở mẹ khoảng 10%, tỷ lệ tử vong ở con từ 10-60% tùy thuộc vào tình trạng của mẹ. Xác suất mắc hội chứng HELLP trong lần mang thai tiếp theo chiếm 20-30% và 40% có nguy cơ bị tiền sản giật trong những lần mang thai sau.

Suy thận
Hội chứng HELLP ở sản phụ có thể gây biến chứng suy thận

4. Các biện pháp điều trị

4.1. Đình chỉ thai nghén

  • Trường hợp người mẹ có diễn tiến nặng, cách điều trị hiệu quả nhất là nhanh chóng lấy thai ra khỏi tử cung (đình chỉ thai nghén) bằng cách gây đẻ chỉ huy hoặc mổ lấy thai.
  • Trường hợp thai non (dưới 26 tuần) nên trì hoãn để chờ thai phát triển. Có thể thúc đẩy thai phát triển bằng chọc hút nước ối, dùng dexamethasone...nhưng vẫn có nguy cơ đe dọa tính mạng mẹ và thai nhi.

4.2. Hạ huyết áp

  • Mục tiêu: hạ huyết áp xuống 10-15% trong vài giờ đầu. Ban đầu cho sản phụ dùng thuốc hạ huyết áp (Labetalol, Hydralazine, Nifedipine) qua đường tĩnh mạch vì có tác dụng nhanh, ngắn, sau đó gối dần thuốc uống.
  • Khi thai còn sống: giữ huyết áp tâm trương ở mức 90-100mmHg. Chú ý tác dụng phụ của thuốc lên thai.
Chỉ số huyết áp tâm trương bao nhiêu là cao
Giữ huyết áp tâm trương ở mức 90-100mmHg khi thai còn sống

4.3. Điều trị giảm tiểu cầu

  • Truyền tiểu cầu với mục đích dự phòng chảy máu khi có can thiệp hoặc đẻ chỉ huy.
  • Một đơn vị tiểu cầu có thể làm tăng tiểu cầu máu sản phụ lên 5.000-10.000/ml. Liều thường dùng dự kiến: 4-6 đơn vị/ngày.
  • Ngưỡng truyền tiểu cầu: đẻ chỉ huy (<20.000/ml), mổ đẻ (<40.000/ml).

Với trường hợp xuất huyết nặng ở gan, đe dọa tính mạng sản phụ thì có thể sử dụng phương pháp thuyên tắc mạch máu.

Hội chứng HELLP là tình trạng đặc biệt nguy hiểm xảy ra ở 0,5 - 0,9% tổng số thai phụ, là hội chứng ít gặp nhưng tỉ lệ tử vong cao (25%). Để phát hiện kịp thời hội chứng này, thai

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan