Hội chứng Anti-phospholipid: Lâm sàng và chỉ định xét nghiệm

Bài viết bởi Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thị Na - Bác sĩ Xét nghiệm huyết học - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Hội chứng Anti-phospholipid (Anti-phospholipid syndrome - APS) hay còn được gọi là hội chứng kháng phospholipid. Đây là hội chứng có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tắc mạch, gây sảy thai tái diễn ở phụ nữ. Nguyên nhân gây bệnh là do hệ thống miễn dịch sản xuất ra các kháng thể chống lại phospholipid hoặc chống lại các quyết định kháng nguyên protein gắn phospholipid. Đây cũng là một hội chứng thuộc các bệnh tự miễn.

1. Hội chứng antiphospholipid là gì? Triệu chứng lâm sàng của hội chứng antiphospholipid

Biểu hiện lâm sàng của hội chứng Anti-phospholipid rất đa dạng, có thể gặp tổn thương ở nhiều cơ quan với biểu hiện chính là tắc mạch, thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu ở các tổ chức và các biến chứng thai nghén. Các biểu hiện này có thể xuất hiện độc lập hoặc đồng thời với bệnh chính (hội chứng Anti-phospholipid thứ phát).

Các biểu hiện lâm sàng liên quan tới hội chứng Anti-phospholipid đó là:

  • Có huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch, các cục máu đông này có thể gây tắc mạch.
  • Mẹ bầu bị hội chứng antiphospholipid có thể xuất hiện các biến chứng thai sản: sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, tiền sản giật, chậm phát triển do suy dinh dưỡng nhau thai.
  • Xuất hiện các cơn đột quỵ do tắc mạch (tỷ lệ tử vong cao).
  • Huyết khối mạch não (nhồi máu não) do tắc mạch máu não.
  • Mảng tím xanh dạng lưới trên da, viêm mạch có thể gây hoại tử da.
  • Xuất hiện bệnh lý động mạch vành: là bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao.
  • Bệnh lý van tim (hở van tim, hẹp van tim,..)
  • Bệnh lý thận (suy thận, viêm thận,...)
  • Tăng áp động mạch phổi.
  • Hội chứng phổi cấp (tổn thương phổi cấp).
  • Chứng xơ vữa động mạch và bệnh động mạch ngoại vi.
  • Bệnh lý võng mạc (các rối loạn ở mắt như thoái hóa võng mạc, bong võng mạc, giảm thị lực,...)
  • Suy thượng thận.
  • Hội chứng Budd - Chiari, huyết khối mạch mạc treo ruột, huyết khối gan. Có thể kèm biến chứng hoại tử thực quản, hoại tử túi mật.
  • Mất thính giác.
  • Hội chứng anti-phospholipid toàn phát với triệu chứng nặng nề với huyết khối đa vi mạch.

XEM THÊM: Hội chứng Antiphospholipid liên quan gì đến biến chứng sảy thai?

Hình ảnh mẹ bầu mắc hội chứng Anti-phospholipid
Hình ảnh mẹ bầu mắc hội chứng Anti-phospholipid

2. Chỉ định xét nghiệm tìm kháng thể kháng phospholipid

Chỉ định xét nghiệm tìm kháng thể kháng phospholipid (anti-phospholipid -aPL) trong những trường hợp sau:

  • Tắc tĩnh mạch và/ hoặc động mạch ở người dưới 50 tuổi.
  • Tắc mạch có tiền sử mắc bệnh tự miễn.
  • APTT kéo dài không rõ nguyên nhân.
  • Phụ nữ có biến chứng thai nghén, sảy thai, thai chết lưu không giải thích được.
  • Đối với bệnh nhân mắc lupus ban đỏ hệ thống, bệnh tự miễn: Nếu xét nghiệm kháng thể âm tính vẫn cần làm lại định kỳ (do có thể xuất hiện kháng thể trong tương lai).

Các xét nghiệm được chỉ định là:

  • Xét nghiệm kháng đông nội sinh (mix test)
  • Kháng thể kháng cardiolipin typ IgG và IgM
  • Kháng thể kháng β2- glycoprotein typ IgG và IgM
  • Kháng thể kháng đông lupus (LA)
  • Kháng thể kháng nhân (ANA)

Các xét nghiệm này được coi là có ý nghĩa khi dương tính ít nhất 2 lần, cách nhau ít nhất 12 tuần.

Hội chứng antiphospholipid hay hội chứng kháng phospholipid (APS hoặc APLS), đây là bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch sản xuất các tự kháng thể kháng phospholipid trong máu, từ đó tạo ra các cục máu đông trong lòng mạch.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: