Điều trị nội khoa thai ngoài tử cung

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Duy Thái - Bác sĩ Sản Phụ Khoa - Trung tâm Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Thai ngoài tử cung là khi phôi thai làm tổ và phát triển bên ngoài buồng tử cung. Khối thai ngoài tử cung vỡ sẽ gây chảy máu ồ ạt đe dọa tính mạng của người bệnh. Phần lớn thai ngoài tử cung là ở vòi trứng, ngoài ra có thể gặp ở những vị trí khác như: Thai trong ổ bụng, thai ở buồng trứng, thai tại vết mổ lấy thai cũ ...

1. Điều trị thai ngoài tử cung

1.1 Mục tiêu điều trị

Giải quyết khối thai ngoài tử cung nhằm:

  • Giảm tối đa tỷ lệ biến chứng (vỡ chảy máu), tử vong của người mẹ
  • Ngừa tái phát thai ngoài tử cung
  • Duy trì khả năng sinh sản cho người mẹ

1.2 Các phương pháp trong điều trị thai ngoài tử cung

Hiện nay, có 3 phương pháp được sử dụng trong điều trị thai ngoài tử cung:

  • Thuốc: Loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị thai ngoài tử cung là Methotrexate. Thuốc này ngăn chặn các tế bào phát triển, kết thúc thai kỳ, vòi trứng được bảo tồn.
Thuốc tiêm
Phương pháp điều trị thai ngoài tử cung bằng nội khoa
  • Phẫu thuật mở: Nếu thai ngoài tử cung gây vỡ vòi trứng chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, cần phẫu thuật khẩn cấp. Hiện nay do phát hiện sớm thai ngoài tử cung nên các trường hợp phải mở bụng rất hiếm. Những trường hợp này thường phải kết hợp hồi sức chống choáng do mất máu nhiều.
  • Phẫu thuật nội soi: Hiện nay áp dụng rộng rãi trong việc xử trí ngoại khoa thai ngoài tử cung
    • Nội soi chẩn đoán thai ngoài tử cung
    • Nội soi bảo tồn vòi trứng với những trường hợp còn có nhu cầu sinh con
    • Nội soi cắt vòi trứng với trường hợp không còn nhu cầu sinh hoặc không thể bảo tồn.

Việc chọn lựa phương pháp điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

2. Điều trị nội khoa thai ngoài tử cung

2.1. Chỉ định điều trị Methotrexate (MTX) đơn liều

  • Huyết động học ổn định (không có choáng).
  • Nồng độ βhCG < = 5000 mIU / ml.
  • Không có phôi thai, tim thai trong khối thai ngoài tử cung (qua siêu âm).
  • Kích thước khối thai < 3 – 4 cm (qua siêu âm).
thai nhi 2 tuần
Kích thước khối thai nhỏ được chỉ định điều trị Methotrexate (MTX) đơn liều

2.2. Chỉ định điều trị MTX đa liều

  • Huyết động học ổn định (không có choáng).
  • Nồng độ βhCG > 5.000 mIU / ml và < = 10.000 mIU / ml.
  • Kích thước khối thai < 5 cm (qua siêu âm).
  • Thai ngoài tử cung đoạn kẽ < 3cm.

2.3. Chống chỉ định điều trị nội khoa

  • Huyết động học không ổn định (tiền choáng, có choáng): mạch nhanh, tụt huyết áp, da niêm xanh nhợt, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, Hb/Hct giảm.
  • Có dấu hiệu vỡ: đau bụng dưới nhiều và tăng dần, hoặc siêu âm có lượng dịch ước lượng > 300 ml, hay có dịch ổ bụng.
  • Có phối hợp thêm thai trong tử cung.
  • Đang cho con bú.
  • Dị ứng với MTX.
  • Có các bệnh nội khoa: suy thận, loét dạ dày, bệnh phổi hoạt động, suy giảm miễn dịch.
  • Bệnh nhân không chấp nhận điều trị MTX.
  • Bất thường các XN nghiệm tiền hóa trị (BC < 3000, Tiểu cầu < 100.000, tăng men gan SGOT, SGPT > 100UI/L, tăng creatinine, rối loạn yếu tố đông máu...).
  • Không đáp ứng các chỉ định điều trị kể trên.

2.4. Xét nghiệm trước điều trị bằng MTX

  • Huyết đồ, nhóm máu, Rh.
  • Đường huyết, Chức năng gan, thận
  • Đông máu toàn bộ.
  • Điện tâm đồ, X quang tim phổi thẳng
Lấy máu xét nghiệm
Người bệnh được xét nghiệm máu trước khi tiến hành điều trị MTX

2.4. Xét nghiệm trước điều trị bằng MTX

  • Huyết đồ, nhóm máu, Rh.
  • Đường huyết, Chức năng gan, thận
  • Đông máu toàn bộ.
  • Điện tâm đồ, X quang tim phổi thẳng

3. Theo dõi trong điều trị nội khoa

Có thể gặp các triệu chứng sau đây trong quá trình điều trị:

3.1. Đau

  • Ngày 2 – Ngày 3 sau khi tiêm thuốc, có thể bệnh nhân thấy đau bụng tăng lên do hiện tượng sẩy thai qua loa, hoặc sự căng dãn của vòi trứng bởi tình trạng tụ máu trong vòi trứng. Đau sẽ giảm dần vào các ngày sau, có thể cho thuốc giảm đau.
  • Nếu đau tăng lên, cần phải khám lâm sàng, làm siêu âm, công thức máu để đánh giá lại tình trạng huyết động học xem có xuất huyết nội không.
Cẩn trọng khi bị chậm kinh, đau bụng dưới
Sau điều trị nội khoa, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng đau bụng

  • Sự tăng kích thước khối thai không được xem là thất bại của điều trị nội khoa.
  • 75% bệnh nhân sẽ đau bụng tăng lên ở mức độ vừa phải, từ 1 - 2 ngày, xảy ra sau bắt đầu điều trị 2 - 3 ngày.

3.2. βhCG

  • Tăng β hCG ngày 4 so với ngày đầu / điều trị MTX thường gặp, không được xem là thất bại điều trị.
  • Thời gian trung bình để β hCG < 15mUI/ml là 35 ngày, dài nhất 109 ngày.

3.3. Khối máu tụ

  • 56 % khối thai ngoài tử cung có tăng kích thước sau điều trị MTX.
  • Siêu âm có thể có khối cạnh tử cung ngay khi β HCG < 5mUI/ml, và mất đi sau 3 – 6 tháng.
  • Sự tăng kích thước khối thai không được xem là thất bại của điều trị nội khoa.

3.4. Chỉ định can thiệp ngoại khoa ngay khi

  • Đau bụng nhiều, huyết động học không ổn định.
  • Siêu âm thấy khối thai to ra, có nhiều dịch ổ bụng.
  • Tăng β hCG hoặc không giảm theo phác đồ theo dõi.

Thai ngoài tử cung nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ cũng như khả năng sinh sản sau này. Vì thế khi được chẩn đoán thai ngoài tử cung, chị em phụ nữ cần thực hiện theo các chỉ định điều trị của các bác sĩ.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có chuyên Sản. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Khám phụ khoa
Khám phụ khoa định kỳ giúp phụ nữ được phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan