Dấu hiệu thai vào tử cung làm tổ

Dấu hiệu thai vào tử cung sẽ xuất hiện sau khi trứng được thụ tinh thành công. Đây là một bước ngoặt quan trọng để quyết định người phụ nữ có mang thai hay không. Vì khi trứng không làm tổ trong tử cung mà tại một vị trí khác thì sẽ nguy hiểm đến sức khỏe của người phụ nữ.

1. Một số dấu hiệu thai vào tử cung ở phụ nữ

Khoảng thời gian trứng được thụ tinh mất từ 9-12 ngày, sau đó phôi thai sẽ di chuyển đến tử cung và làm tổ tại đó. Mất khoảng 38-40 tuần để phôi thai phát triển thành em bé và chào đời. Khi trứng vào và làm tổ tại tử cung thường có những dấu hiệu:

  • Chảy máu âm hộ cho thấy trứng đã bám vào tử cung

Đây là dấu hiệu thai đã vào tử cung dễ nhận biết nhất. Do niêm mạc tử cung giàu máu và dưỡng chất nên khi phôi thai tiến hành làm tổ tại tử cung sẽ gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo.

Các đặc điểm của máu báo thai có thể thấy như: máu có màu hồng nhạt có thể thấy ngả nâu, không nhiều như kinh nguyệt. Thời gian chảy máu không nhiều có thể thất thường trong vòng 2-3 ngày, điều này có thể làm bạn hiểu làm với kinh nguyệt ngắn ngày.

  • Đau bụng thông báo trứng đã bám vào tử cung

Những cơn đau chủ yếu xuất hiện ở bụng dưới và lưng, đôi khi thấy co thắt vùng tử cung. Chúng có thể kéo dài vài ngày với con đau nhẹ và ít. Trong trường hợp đau kéo dài cần đến trung tâm y tế để được khám và phát hiện vấn đề.

  • Những thay đổi ở ngực

Khi thấy ngực căng, đau hoặc mềm ra cũng có thể là dấu hiệu thai vào tử cung thành công, đôi khi có thể nhầm lẫn điều này với việc đến kỳ kinh. Hormon thay đổi là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tính từ ngày chậm kinh 7 ngày mà thấy các dấu hiệu kể trên có nghĩa rằng phôi thai đã được làm tổ tại tử cung.

  • Cơ thể hay bị chuột rút

Chuột rút cũng là 1 trong các dấu hiệu báo thai bám vào tử cung. Trong 2-3 ngày đầu những cơn chuột rút thường xuất hiện ở vùng bụng và lưng, chúng thường khá nhẹ nhàng không quá dữ dội. Trường hợp có những cơn chuột rút kéo dài và đau cần tìm đến sự giúp đỡ từ bác sĩ.

  • Có những thay đổi về nhiệt độ cơ thể

Khi thai làm tổ, máu trong cơ thể sẽ lưu thông nhanh hơn bình thường và quá trình tạo máu cũng diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra các quá trình trao đổi chất cũng diễn ra nhanh hơn bình thường. Vì vậy, thai phụ sẽ thấy nóng, đổ mồ hôi. Điều này có thể kéo dài đến 50 phút hoặc nhiều hơn.

Phụ nữ mang thai huyết áp của họ sẽ tăng lên theo nhiệt độ cơ thể. Khi quá trình này diễn ra thai phụ có thể thấy biểu hiện chán ăn hoặc những thay đổi khác về tâm lý. Có nhiều trường hợp có dấu hiệu hiệu của buồn nôn hay đi tiểu nhiều trong vòng 1 tuần. Nguyên nhân do thai làm tổ ở tử cung tạo áp lực cho vùng xương chậu.

Dấu hiệu thai vào tử cung
Dấu hiệu thai vào tử cung sẽ xuất hiện sau khi trứng được thụ tinh thành công

2. Mẹ bầu cần làm gì khi có dấu hiệu thai vào tử cung?

Khi có các dấu hiệu mang thai hay đã biết bản thân mang thai người mẹ cần chăm sóc cơ thể tốt hơn, đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng. Cụ thể:

  • Có chế độ ăn khoa học và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng

Khi có một chế độ ăn lành mạnh và an toàn, nội tiết của thai phụ sẽ trở nên cân bằng, nâng cao sức khỏe cho vùng niêm mạc tử cung. Thai phụ nên sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ giúp hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa cũng như các quá trình chuyển hóa của cơ thể và thúc đẩy nồng độ estrogen. Các loại rau có màu xanh đậm (rau cải, cải xoăn), ngũ cốc, hạt lanh nên là lựa chọn hàng đầu.

Ưu tiên sử dụng các loại thức ăn có tác dụng làm ấm cơ thể. Do nhiệt độ cơ thể tăng làm cho tử cung ấm lên là điều kiện lý tưởng để thai nhi phát triển. Một số loại thực phẩm có tác dụng này như quế, gừng, ớt, các món hầm hoặc súp,... Các thực phẩm cải thiện hormone trong cơ thể là dầu dừa, dầu gan cá tuyết,...

  • Giữ cho tâm trạng thỏa mái, ổn định

Trong những ngày đầu người phụ nữ thường có xu hướng lo lắng, hồi hộp, mong chờ kết quả. Tuy nhiên những cảm xúc này có thể làm cho cơ thể sản sinh hormon ngăn cản quá trình thụ thai. Vì vậy, ở giai đoạn này nên giữ tinh thần luôn ổn định, làm các công việc khác để quên đi cảm giác này.

  • Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày không chỉ khiến cơ thể cảm thấy thỏa mái mà còn giúp thai phụ tăng khả năng thụ thai thành công.

  • Tập luyện thể thao

Hạn chế tập các bài tập nặng hoặc đòi hỏi cường độ cao. Nên tham gia các lớp học yoga hay chuyển sang vận động nhẹ nhàng như đi bộ.

Mỗi lần mang thai thường có những trải nghiệm và dấu hiệu thai đã vào tử cung khác nhau. Cho nên việc theo dõi sức khỏe thường xuyên là điều vô cùng quan trọng. Vì khi phát hiện mang thai càng sớm thì quá trình chuẩn bị cũng như sự chăm sóc cho thai nhi sẽ càng chu đáo hơn.

dấu hiệu thai đã vào tử cung
Khi đã có dấu hiệu thai đã vào tử cung thì mẹ bầu cần phải lưu ý về chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng

Đặc biệt, 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

461.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan